Chữa bệnh tiểu đường: Mục tiêu và phương pháp kiểm soát đường huyết đơn giản, hiệu quả

863

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu chữa tiểu đường kịp thời, phòng ngừa các biến chứng một cách hợp lý và an toàn, bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Bài viết này, Diatarin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn.

Điều trị tiểu đường
Chữa bệnh đái tháo đường, hỗ trợ giảm đường huyết cho người bị tiểu đường type 2. Cách giảm chỉ số đường huyết sau ăn

Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính (trừ tiểu đường do thai kỳ hoặc do dùng thuốc) xuất hiện khi chỉ số đường trong máu tăng quá cao trong máu. Những triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường không rõ ràng khiến người bệnh thường bỏ qua và khiến bệnh nhanh chóng tiến triển.

Bệnh tiểu đường dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Các biến chứng tiểu đường thường gặp là xơ vữa động mạch, thoái hóa võng mạc, mù lòa, suy thận, viêm loét bàn chân, nguy hiểm hơn là hôn mê, đột quỵ và tử vong.

Mục tiêu điều trị đái tháo đường là điều trị triệu chứng bệnh và phòng ngừa các biến chứng bệnh có thể gây ra trên mạch máu lớn, mạch máu nhỏ và cải thiện tình trạng sức khỏe chung của cơ thể. Cụ thể, mục tiêu điều trị dựa trên việc đưa các chỉ số cơ thể như chỉ số đường huyết HbA1c, chỉ số glucose lúc đói, chỉ số huyết áp, chỉ số mỡ máu,… ổn định hoặc trở về mức bình thường.

Chỉ số HbA1c

Hạ chỉ số đường huyết an toàn
Chỉ số HbA1c dùng đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Hỗ trợ chữa tiểu đường, giảm chỉ số đường huyết sau ăn.

Đây được xem là “chỉ số vàng” đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đối với cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, mục tiêu chung là đưa chỉ số HbA1c < 7%. Chỉ số này giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được bệnh trong thời gian dài. Trung bình, bệnh nhân tiểu đường cần làm xét nghiệm chỉ số HbA1c 2 – 4 lần/năm.

Chỉ số glucose máu

Xét nghiệm chỉ số glucose máu bằng 2 cách là xét nghiệm lúc đói và xét nghiệm lúc no (sau bữa ăn). Chỉ số glucose lúc đói ở mức an toàn trong khoảng 3,9 – 7,2 mmol/L, lúc no là dưới 10 mmol/L.

Chỉ số mỡ máu (lipid máu)

Kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa được các biến chứng như gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,… Mục tiêu của kiểm soát mỡ máu là tăng cholesterol HDL (trên 40mg/dL), giảm cholesterol LDL (dưới 120mg/dL) và giảm triglyceride (dưới 150mg/dL). Bệnh nhân cần kiểm tra chỉ số này 1 – 2 lần/năm.

Chỉ số BMI (chỉ số cân nặng)

Cách chữa bệnh tiểu đường
Chỉ số BMI đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng. Cách hạ chỉ số glucose máu, hạ đường trong máu cho bà bầu bằng đông y chữa tiểu đường.

Chỉ số BMI là chỉ số đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng của cơ thể.

Chỉ số này được tính dựa trên chiều cao và cân nặng của bệnh nhân:

Chỉ số BMI = bình phương chiều cao (mét)/ cân nặng (kg)

Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát cân nặng của bản thân để đưa chỉ số BMI về ngưỡng bình thường (thấp hơn hoặc bằng 22).

Chỉ số huyết áp

Chỉ số huyết áp bệnh nhân nên duy trì ở mức bằng hoặc thấp hơn 140/80mmHg.

Kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể sẽ phòng ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là không xuất hiện biến chứng gây tử vong.

Cách chữa bệnh tiểu đường

Để điều trị các triệu chứng của bệnh tiểu đường cũng như việc phòng ngừa các biến chứng, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ. Trường hợp nhẹ, có thể không cần dùng thuốc mà chỉ cần sử dụng phương pháp kiểm soát chế độ ăn kết hợp tập luyện. Trường hợp nặng hơn, có thể phải điều trị bằng thuốc, tiêm hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau.

Kiểm soát đường trong máu

Cách điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết đều đặn. Chữa bệnh tiểu đường bằng cách giảm chỉ số đường huyết, lượng đường trong máu, hạ glucose.

Nồng độ đường trong máu, đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường cần thiết kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên (ít nhất 4 lần/ngày). Theo khuyến cáo từ các chuyên gia Hoa Kỳ, bệnh nhân tiểu đường nên làm kiểm tra đường huyết vào mỗi tối trước khi đi ngủ, trước hoặc sau ăn 2h, trước khi tập thể dục, hoặc vào thời điểm bạn nghi ngờ chỉ số đường huyết cao hoặc thấp vượt ngưỡng an toàn.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Cách đo đường huyết tại nhà cho người bệnh tiểu đường

Kiểm soát chế độ ăn

Đối với cả người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, việc kiểm soát chế độ ăn là việc hết sức quan trọng trong hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tránh gây biến chứng tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, loại bớt khẩu phần ăn chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột, nội tạng động vật,… Những người này nên bổ sung rau củ quả, chất xơ, các loại hạt ngũ cốc, hạn chế ăn mặn, đồ uống có cồn như rượu bia và tránh hút thuốc lá.

Lưu ý, nếu bạn tiểu đường không kèm theo béo phì, bạn không nên ăn kiêng tùy tiện, tránh tình trạng làm hạ đường huyết quá mức, có thể gây nhiều biến chứng có hại đến sức khỏe của bạn.

Kết hợp tập luyện thể chất

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế hàng đầu, bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 cần tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số môn thể thao có ích cho sức khỏe bệnh tiểu đường như bơi lội, đạp xe, đi bộ,… sẽ giúp người bệnh làm giảm đường trong máu, tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa biến chứng trên tim mạch.

Xem thêm: Lối sống khoa học giúp bệnh nhân tiểu đường khỏe mạnh hơn

Điều trị tiểu đường bằng thuốc tiêm

Điều trị tiểu đường bằng thuốc tiêm insulin
Điều trị tiểu đường bằng thuốc tiêm. Cách giảm đường trong máu. Hạ chỉ số đường huyết để chữa tiểu đường.

Thuốc tiêm hoóc môn thường được chỉ định cho những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 bởi sự thiếu hụt hoóc môn tuyệt đối của cơ thể dẫn tới mất kiểm soát lượng glucose. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, nếu thiếu hoóc môn trầm trọng vẫn có thể được điều trị bằng thuốc tiêm hoóc môn.

Tùy theo thời gian tác dụng, thuốc tiêm hoóc môn được chia thành các loại:

  • Tác dụng nhanh, ngắn.
  • Tác dụng chậm, kéo dài.
  • Tác dụng trung bình.

Xem thêm: Іn su lin là gì? Tác dụng của Іn su lin trong điều trị cho bệnh nhân tiểu đường

Dùng thuốc đặc trị bệnh tiểu đường

6 nhóm trị tiểu đường hiện nay đều có tác dụng chính là điều trị triệu chứng tạm thời, làm giảm lượng glucose, kích thích cơ thể sản sinh hoóc môn, tăng sử dụng hoóc môn một cách hiệu quả hơn, phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, mỗi nhóm thuốc đều có nhiều tác dụng nguy hiểm (như hạ đường huyết quá mức). Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, không nên tự ý sử dụng mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Kết hợp thảo dược hỗ trợ chữa đái tháo đường

Cách chữa bệnh tiểu đường
Kết hợp thảo dược hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường giảm đường huyết. Cách hạ glucose đường trong máu hiệu quả.

Một phương pháp an toàn hơn so với dùng thuốc đặc trị tiểu đường là sử dụng thảo dược hỗ trợ chữa bệnh. Đây được xem là phương pháp tương đối an toàn cho bệnh nhân tiểu đường muốn kiểm soát đường huyết tốt hơn và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Bạn có thể dùng thảo dược tươi hoặc đã qua sơ chế, bào chế thành các sản phẩm viên uống, thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Biến chứng có thể xảy ra nếu không chữa bệnh tiểu đường kịp thời

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, có tới 80% bệnh nhân tiểu đường tử vong bởi biến chứng trên tim mạch, 90% bệnh nhân mắc tiểu đường trên 10 năm sẽ gặp biến chứng thoái hóa võng mạc và 59% trong số đó vĩnh viễn mù lòa. Có tới 20% bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng suy thận.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường rất dễ gặp bệnh lý bàn chân như viêm loét, nhiễm khuẩn và có thể hoại tử dẫn đến đoạn chi. Nguy cơ tử vong vì bệnh tiểu đường trên thế giới rất cao, chỉ đứng sau bệnh ung thư.

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính và rất nguy hiểm nếu không kiểm soát bệnh tốt. Tuy nhiên, nếu bạn kiểm soát tốt các chỉ số bằng việc sử dụng bất kỳ phương pháp nào nói trên thì có thể làm giảm tiến triển bệnh và giúp phòng chống được các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Bởi vậy, việc đưa đường huyết về chỉ số an toàn là rất cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường.

Kiểm soát đường huyết bằng Diatarin

Diatarin tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Diatarin hỗ trợ hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường. Giảm đường trong máu an toàn, hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Diatarin là sản phẩm được đánh giá rất cao bởi các chuyên gia y tế cũng như người tiêu dùng trong việc lựa chọn một sản tốt trong việc kiểm soát đường huyết và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.

Diatarin là kết quả công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, kết hợp cùng các nhà khoa học từ trường Đại học Dược Hà Nội và Khoa Y dược trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Sản phẩm đã được đánh giá tác dụng tại trường Đại học Y Hà Nội, kết quả cho thấy Diatarin có tác dụng tương đương với Dіamіcron (thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh tiểu đường hiện nay).

Thành phần chính của Diatarin có tác dụng giúp hạ đường huyết hiệu quả bằng cách tác động vào quá trình tân tạo glucose ở gan nhờ Hệ hướng đích (Berberin – Curcumin). Berberin được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum) có nguồn gốc từ Việt Nam. Berberin được biết đến với tác dụng chữa tiêu chảy, tuy nhiên các nghiên cứu còn cho thấy hoạt chất này có tác dụng làm hạ đường huyết rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Xem thêm: Tác dụng của berberin trong điều trị bệnh lý đái tháo đường

Ngoài ta, thành phần của Diatarin còn chứa Quеrcetin và Rutin. Quеrcetin là một flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức bền thành mạch, chống viêm, kháng khuẩn. Rutin có tác dụng bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa ung thư, hạ mỡ máu. 2 hoạt chất kết hợp với nhau giúp bệnh nhân phòng ngừa được các biến chứng do tiểu đường gây ra, đặc biệt là biến chứng trên tim mạch.

Một điểm đặc biệt của Diatarin là sản phẩm giúp bệnh nhân hạ đường huyết hiệu quả mà không hạ quá mức như các sản phẩm hay các loại thuốc khác. Thành phần của Diatarin cũng được chiết xuất từ tự nhiên nên hầu như không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Đây được xem là một phương pháp chữa tiểu đường tương đối an toàn.

Có rất nhiều phương pháp chữa tiểu đường. Tuy nhiên, phương pháp nào phù hợp với bạn còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân bạn. Bởi vậy việc kiểm tra đường huyết thường xuyên, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn phòng tránh các biến chứng tiểu đường gây nên. Bạn cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ trong quá trình điều trị bằng thuốc và tìm hiểu kỹ về các loại thảo dược, sản phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết để sức khỏe được cải thiện một cách hiệu quả.

Xem thêm: Công nghệ hướng đích | Ứng dụng trong bệnh lý tiểu đường