Bệnh đái tháo đường là gì? Nguyên nhân, Dấu hiệu, Biến chứng, Điều trị

565

Trong những năm gần đây, tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến, tỷ lệ người mắc ngày càng cao và đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa nhất là ở những đất nước đang phát triển.

Việt Nam của chúng ta cũng không ngoại lệ, theo thống kê năm 2019 thì ở Việt Nam có tới gần 9 triệu người đang sống chung với đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường sẽ ngày càng phổ biến hơn. Để các bạn có thêm kiến thức về bệnh này thì sau đây Diatarin sẽ giúp các bạn biết về nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, các triệu chứng của bệnh, và những vấn đề liên quan.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là gì?

Bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính, do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng insulin (hormon tuyến tụy) dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa glucose. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, nồng độ glucose trong máu cao hơn mức bình thường và xuất hiện glucose trong nước tiểu.

Trong các bệnh nội tiết, theo số liệu thống kê thì bệnh tiểu đường đã chiếm khoảng 60-70%, và ngày càng tăng lên. 

Bệnh có gây ra ở nhiều biến chứng ở các cơ quan trên cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều người bị bệnh mà không biết bệnh của mình nên mọi người hãy chuẩn bị sẵn cho mình những hiểu biết cần thiết về những bệnh phổ biến để khám và chữa bệnh kịp thời.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có những loại nào?

Đái tháo đường có 2 loại chính là: Đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1

Khi cơ thể thiếu hụt insulin do tế bào tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất quá ít nên nồng độ đường huyết tăng lên so với mức bình thường. Cũng vì thế mà loại này còn có tên gọi khác là “Đái tháo đường phụ thuộc insulin”

Tiểu đường type 1 thường gặp ở những người trẻ tuổi như trẻ em hoặc thanh thiếu niên và các triệu chứng xuất hiện rất sớm. Do đó, nó có tên gọi khác là: Đái tháo đường tuổi vị thành niên.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1

Một số trường hợp, người lớn tuổi cũng mắc đái tháo đường typ 1 do tế bào beta tuyến tụy bị tổn thương và suy giảm chức năng sau khi phẫu thuật hoặc nghiện rượu hoặc bệnh tật khác.

Những người mắc đái tháo đường typ 1 thường điều trị bằng insulin, để bổ sung sự thiếu hụt insulin, qua đó cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2

Đây là loại hay gặp nhất. Độ tuổi thường mắc phải đái tháo đường typ 2 là trên 40 tuổi, phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.

Hiện nay, tình trạng béo phì ngày càng tăng nên ngày càng nhiều trường hợp phát hiện đái tháo đường typ 2 ở tuổi vị thành niên. Vì thế, rất nhiều người chủ quan không nhận ra bệnh.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có tên gọi khác là tiểu đường không phụ thuộc insulin.

Các tế bào trong cơ thể sẽ đề kháng với insulin và tuyến tụy không đáp ứng được việc sản xuất ra đủ insulin nên đường sẽ không được chuyển hóa và tích tụ trong máu khiến cho lượng đường trong máu tăng lên.

Ngoài ra, có các loại đái tháo đường khác: Đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường.

Xem thêm về đái tháo đường typ 2: Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Đái tháo đường thai kỳ

Loại này thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ và thường sẽ khỏi sau khi sinh xong.

Đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ

Hậu quả của phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ là sinh con to và sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 cao hơn những người khác.

Tiền đái tháo đường

Là những trường hợp đường huyết có cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ nguyên nhân để kết luận là mắc đái tháo đường.

Đây cũng là một yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 hoặc đột quỵ

Loại này có thể khỏi bằng những biện pháp không dùng insulin như tăng cường tập thể dục và giảm cân.

Giảm cân là một cách hiệu quả trong phòng ngừa và cải thiện tình trạng đái tháo đường typ 2 vì thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường.

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là gì?

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường typ 1 vẫn chưa được xác định rõ ràng, ở mỗi bệnh nhân lại có những chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Tuy nhiên theo thống kê cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc đái tháo đường túyp 1 nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau:

  • Bệnh có thể có tính di truyền. Khi cha mẹ hay những người trong gia đình bạn mắc bệnh thì con cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường..
  • Khi có sự tiếp xúc với virus gây bệnh.
  • Cơ thể có sự xuất hiện của kháng thể tiểu đường.
  • Ở trẻ em dưới 4 tháng tuổi, sử dụng các loại sữa có nguồn gốc từ sữa bò hoặc bột ngũ cốc. Những việc này cũng đóng phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Theo kết quả khảo sát, các nước như Phần Lan và Thụy Điển, người bị mắc đái tháo đường tuýp 1 chiếm tỷ lệ khá lớn.
Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2

Chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân gây ra đái tháo đường tuýp 2 nhưng các bác sĩ cho rằng nguyên nhân làm phần lớn là do di truyền và các yếu tố môi trường, lối sống như ăn quá nhiều thịt đỏ, ăn nhiều thức ăn có chất béo, tình trạng thừa cân…

Theo thống kê cũng cho thấy tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 ở người béo phì cao hơn nhưng chúng ta không được nhận định là những người mắc bệnh đều thừa cân.

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Cả 2 loại đái tháo đường đều có các triệu chứng thường gặp sau:

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải, không muốn làm việc.
  • Người sút cân không rõ nguyên nhân, sút không kiểm soát, mặc dù ăn uống, sinh hoạt không thay đổi.
  • Có các biểu hiện như: tiểu nhiều lần, khát nước nhiều hơn, ăn nhiều nhưng không tăng cân.
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường
  • Vết thương khó lành, chảy máu lâu cầm.
  • Tâm thần có sự thay đổi, dễ cáu giận, bực tức nhưng đôi khi lại vui vẻ không rõ nguyên nhân.
  • Mắt nhìn mờ, thị lực giảm đáng kể.
  • Khả năng nhiễm trùng cao.

Ngoài ra, khi bệnh tiến triển nặng hơn thì bệnh nhân có các biểu hiện sau:

  • Nồng độ đường huyết tăng cao: Do đi tiểu nhiều lần, không uống đủ nước, buồn nôn, mệt mỏi hoặc do chế độ ăn không phù hợp khi ăn quá nhiều. Bạn nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp.
  • Tăng áp lực thẩm thấu: Đây là một dấu hiệu nguy hiểm, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Những bệnh nhân lớn tuổi mắc đái tháo đường type 2 có nguy cơ gặp phải cao.

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu xảy ra khi đường huyết tăng cao dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu máu. Bệnh nhân sẽ có các biểu hiện: sốt trên 38 độ, giảm thị lực, nước tiểu có màu sẫm, đường huyết tăng trên 600 mg/dL, môi khô, khát nước, và cả tình trạng gặp ảo giác.

  • Ketones nước tiểu tăng: Ketones là sản phẩm sau quá trình phân giải mỡ khi cơ thể thiếu hụt năng lượng. Bệnh nhân có các biểu hiện như: nôn, ăn không ngon miệng, hơi thở có mùi trái cây, sốt… và kết quả xét nghiệm ketones nước tiểu dương tính. Khi gặp các triệu chứng này bệnh nhân đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị.

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường

  • Trên mạch máu: Tăng lipid máu gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Khi các mạch máu lớn bị tổn thương sẽ dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, nguy hiểm hơn là co thắt dẫn đến hẹp các động mạch, tắc mạch gây hoại tử. Mặt khác, khi các mạch nhỏ bị tổn thương sẽ làm rối loạn chức năng của các cơ quan khác và có hậu quả nghiêm trọng như suy thận, mất thị giác…
  • Trên não bộ: Biến chứng của bệnh gây ra như: xuất huyết não, nhũn não hoặc tắc mạch máu não.
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường
Các biến chứng của bệnh tiểu đường
  • Trên đường hô hấp: Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.
  • Trên đường tiêu hóa: Theo thống kê cho thấy có các biến chứng như: tiêu chảy, viêm quanh chân răng, loét dạ dày, và rối loạn chức năng gan.
  • Trên tiết niệu: dẫn đến viêm bể thận cấp và mạn tính, suy tiểu cầu thận.
  • Biến chứng lên thần kinh: Các đầu chi có cảm giác kiến bò, đau, rát và tăng dần vào ban đêm, có thể dẫn đến tình trạng teo cơ.
  • Trên mắt:Giảm thị lực do bệnh gây tổn thương đến các mạch máu võng mạc. Đây là một trong những biến chứng hay gặp nhất trên các bệnh nhân đái tháo đường.
  • Trên da: Nổi mụn nhọt, ngứa ngáy, có thể thấy xuất hiện các khối u màu vàng ở tay và chân, nấm da, viêm da…

Điều trị bệnh đái tháo đường như thế nào?

Như đã nói ở trên, bệnh đái tháo đường khó để xác định được nguyên nhân chính xác, lại có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh phải có các biện pháp dùng thuốc cũng như không dùng thuốc để cải thiện bệnh.

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính nên người bệnh phải kiên trì và nghiêm khắc với bản thân hơn nhất là trong chế độ sinh hoạt và ăn uống.

Phải tăng cường tập thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe, giờ giấc ngủ nghỉ đúng và đủ giờ.

Điều trị bệnh đái tháo đường như thế nào?
Điều trị bệnh đái đường như thế nào?

Đặc biệt là chế độ ăn phải hợp lý, ăn kiêng theo lời khuyên của bác sĩ, không ăn nhiều đường tự nhiên và đồ ngọt. Bỏ thuốc lá, không nên uống rượu bia và đồ có cồn.

Các bạn nên cố gắng để sống lành mạnh, cải thiện tình trạng bệnh cùng với biện pháp dùng thuốc. Bệnh nhân nên đi khám theo lời dặn của bác sĩ và tuân thủ điều trị.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh đái tháo đường (tiểu đường) mà các bạn nên biết. Chúng tôi mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống để có sự am hiểu về tình trạng cơ thể cũng như giúp bạn có sức khỏe thật tốt.

Xin chân thành cảm ơn!