Lối sống khoa học giúp bệnh nhân tiểu đường khỏe mạnh hơn

371

Đái tháo đường hiện nay đang trở thành một căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia. Hiện nay căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thể sống cùng bệnh bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì lượng đường huyết ổn định. Ngoài ra bệnh nhân cần phải có một chế độ sống lành mạnh. Vậy sống như thế nào là lành mạnh và sống lành mạnh có lợi ích gì? Hãy cùng Diatarin tìm hiểu về lối sống khoa học cho bệnh nhân tiểu đường bài viết dưới đây.

Vì sao lối sống lành mạnh lại rất quan trọng với bệnh tiểu đường?

Đái tháo đường là tình trạng được đặc trưng bởi sự tăng Glucose máu do khiếm khuyết tiết Insulin, khiếm khuyết hoạt động Insulin hoặc cả hai. Tăng Glucose máu mãn tính gây ra những tổn thương và rối loạn chức năng nhiều cơ quan như: thận, mắt và hệ tim mạch. Nếu không có chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học bệnh nhân rất dễ bị tăng đường huyết thường xuyên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Lối sống khoa học lành mạnh sẽ giúp duy trì lượng đường huyết ổn định, kiểm soát tốt các chỉ số về Glucose, Cholesterol và ngăn ngừa được các biến chứng của đái tháo đường.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Các bài tập hiệu quả nhất cho bệnh nhân đái tháo đường

Lợi ích của lối sống lành mạnh với người bệnh đái tháo đường
Lợi ích của lối sống lành mạnh với người bệnh đái tháo đường

Lợi ích của lối sống lành mạnh với người bệnh đái tháo đường

Sống lành mạnh khoa học sẽ giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường một cách hiệu quả, sống chung với bệnh lâu dài mà không lo sợ các biến chứng xảy ra.

Lối sống lành mạnh bao gồm: phân bố thời gian lao động làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Các chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường và calo cung cấp cho cơ thể. Ăn ít đường và ít mỡ sẽ tránh làm tăng glucose máu, giảm lượng cholesterol xấu có trong máu. Tập thể dục thường xuyên và ăn ngủ nghỉ đúng giờ cũng giúp bạn thải trừ được độc tố khỏi cơ thể, duy trì đường huyết ổn định và loại bỏ mỡ thừa.

Lối sống tích cực lành mạnh được coi là chìa khóa để quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường.

Nên bắt đầu thực hiện lối sống lành mạnh như thế nào?

Khi bị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần chọn một lối sống lành mạnh để tránh được biến chứng của bệnh. Việc này bắt đầu bằng:

Lựa chọn hoạt động thể dục thể thao phù hợp

Có rất nhiều hoạt động thể dục thể thao khác nhau cho bệnh nhân đái tháo đường lựa chọn như chạy bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội, leo cầu thang, tập tạ…tùy theo sức đề kháng, tình trạng cơ thể và tình trạng bệnh lý của mỗi người mà có thể chọn môn thể thao riêng phù hợp với mình.

Nên bắt đầu thực hiện lối sống lành mạnh như thế nào?
Nên bắt đầu thực hiện lối sống lành mạnh như thế nào?

Lên lịch trình tập luyện

Sau khi đã lựa chọn được hoạt động phù hợp với mình, bệnh nhân tiểu đường nên lên một lịch trình cụ thể tập luyện và thực hiện đúng lịch trình đó để có thể phát huy hết công dụng mà thể dục thể thao mang lại.

Bắt đầu một cách nhẹ nhàng

Bất cứ một môn thể thao nào cũng cần phải làm quen từ các động tác đơn giản nhẹ nhàng, sau đó tăng dần mức độ khó và cường độ luyện tập. Không nên quá vội vã và tập quá nhiều ngày khi mới bắt đầu bởi có thể làm cơ thể không phản ứng kịp, làm giảm đường huyết đột ngột gây nguy hiểm tính mạng.

Lưu lại nhật ký tập luyện

Bạn cần nên có một quyển sổ tay ghi lại chỉ số đường huyết trước và sau khi luyện tập để có thể biết được sự chuyển biến lượng đường trong máu và công dụng , hiệu quả của các bài tập mang lại. Qua đó, lựa chọn ra bài tập và cách tập phù hợp với mình để cải thiện lượng đường trong máu.

Xây dựng một chế độ ăn phù hợp dành riêng cho bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường cần phải nắm rõ kiến thức về bệnh để lựa chọn các loại thực phẩm từ đó xây dựng ra một thực đơn phù hợp.

Xem thêm: [Chia sẻ] Chế độ ăn uống phù hợp với các bệnh nhân tiểu đường

Một số nguyên tắc sống khỏe cho bệnh nhân tiểu đường

Nguyên tắc 1: Tìm hiểu kỹ thông tin về bệnh tiểu đường

Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường bạn nên chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan đến bệnh, càng nhiều càng tốt. Bởi khi hiểu rõ thông tin của bệnh sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn và tránh được các rủi ro biến chứng trong quá trình điều trị.

Những kiến thức cơ bản về bệnh là giới hạn đường huyết an toàn, cách theo dõi và kiểm tra đường huyết, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng như các kỹ năng phòng và xử lý khi gặp biến chứng.

Nguyên tắc 2: Thăm khám thường xuyên

Để đảm bảo điều trị hiệu quả, ngoài việc chủ động chăm sóc mình bạn nên chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Bạn nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ bởi đây là người biết rõ tình trạng bệnh của bạn nhất. Nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, bạn nên báo ngay cho bác sĩ để có ngay biện pháp kịp thời.

Hãy chia sẻ tình trạng bệnh tật của mình và tiếp nhận sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Nguyên tắc 3: Xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị
Nguyên tắc 3: Xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị

Nguyên tắc 3: Xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị

Sử dụng đúng thuốc kê đơn của bác sĩ.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học hợp lý.

Bỏ thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.

Theo dõi đường huyết thường xuyên, luôn có một máy đo đường huyết trong nhà.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh tật.

Nguyên tắc 4: Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, Cholesterol máu

Bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ tới hệ tuần hoàn và máu khi có sự biến động của bất kỳ chỉ số nào trong hai chỉ số trên cũng có thể khiến mạch máu bị tổn thương, dễ dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp và biến chứng thận.

Nguyên tắc 5:  Biết được các chỉ số mục tiêu sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh

Các giới hạn này bao gồm:

  • Chỉ số HbA1C: đánh giá số lượng glucose gắn trên màng hemoglobin từ đó đánh giá được nồng độ glucose trong máu trong vòng 2 – 3 tháng. Chỉ số này bình thường dưới 7%.
  • Glucose máu nên nằm trong giới hạn từ 5 – 7 mmol/lit, tức là 90 – 130 mg/dl. Huyết áp bình thường nằm trong khoảng 130/80 mmHg.
  • Chỉ số LDL là chỉ số định lượng cholesterol xấu, chỉ số này an toàn dưới 100mg/dl.

Các chỉ số này khác nhau tùy đối tượng và thời gian mắc bệnh.

Nguyên tắc 6: Kiểm soát biến chứng của tiểu đường

Biến chứng của tiểu đường bao gồm biến chứng tim mạch, biến chứng mắt, nhiễm khuẩn hoại tử lao phổi, nặng là nhiễm toan nhiễm độc suy kiệt toàn thân. Đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng cuộc sống có thể dẫn đến tàn phế, tử vong. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung các dược chất như berberin, hoài sơn, mạch môn có khả năng chống oxy hóa, cải thiện tuyến tụy, chống viêm, chống hoại tử… Tạo ra hàng rào bảo vệ vững chắc cho mạch máu và các cơ quan.

Nguyên tắc 7: Nhận biết được các dấu hiệu bất thường và cách xử trí

Đây là kỹ năng cần thiết giúp bạn ngăn chặn kịp thời tránh những hậu quả nguy hiểm. Một số dấu hiệu có thể gặp như sau:

  • Da khô, mờ mắt.
  • Tăng huyết áp, rối loạn cương dương.
  • Rối loạn nhịp tim…

Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn.

Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường

Thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh tiểu đường

Ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường nên hạn lưu ý những điểm sau trong bữa ăn của mình:

  • Hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ và đường.
  • tránh ăn nhiều tinh bột như gạo, khoai sắn…
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
  • Ăn thịt, cá đã loại bỏ da, mỡ…
  • Không nên ăn các loại thức ăn đóng hộp, hoa quả sấy, mứt…

Đảm bảo cân bằng giữa các bữa ăn

Trong bữa ăn phải có đầy đủ các chất, cân bằng giữa chất xơ, đạm và tinh bột. Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ và vitamin để giúp hấp thu và tiêu hóa tốt hơn. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để thiết lập một chế độ ăn dinh dưỡng, đủ chất mà không làm tăng lượng đường trong máu.

Thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh tiểu đường
Thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh tiểu đường

Tập thể dục đều đặn

Hoạt động thể dục thể thao là một lối sống quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao để sức đề kháng, thải trừ độc tố và bảo vệ cơ thể. Đối với bệnh nhân tiểu đường, tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, loại bỏ mỡ thừa và cholesterol tự do, tiêu thụ calo làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Nói không với thuốc lá và đồ uống có cồn

Thuốc lá cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường. Thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm toan, nhiễm axit, làm rối loạn chuyển hóa của cơ thể và phát sinh các bệnh khác như tim mạch, bệnh về mắt, bệnh thận…

Ngừng hút thuốc lá là một trong những lời khuyên quan trọng dành cho bệnh nhân tiểu đường để tránh những biến chứng trầm trọng không mong muốn.

Kiểm tra bàn chân thường xuyên

Khi nồng độ glucose trong máu tăng cao làm tổn thương dây thần kinh ở chân, có thể khiến sưng, phù nề, phồng rộp chi dưới. Vì vậy, luôn kiểm tra chân hàng ngày để tìm hiểu xem lượng glucose máu có tăng cao hay không.

Tìm hiểu về cách đếm carbohydrate

Thông qua lượng cacbonhydrat, bạn có thể tính được lượng đường trong máu. Đối với một bữa ăn, để cân bằng dinh dưỡng, bạn nên đến học cách đếm lượng cacbonhydrat trong thực phẩm để có được lượng insulin chính xác.

Lối sống khoa học kết hợp sử dụng Diatarin cho bệnh nhân tiểu đường

Lối sống khoa học lành mạnh sẽ giúp cho bệnh nhân tiểu đường duy trì được lượng đường huyết ổn định và tránh được các biến chứng không mong muốn. Nếu như không có biện pháp thích hợp và lối sống không lành mạnh, cơ thể sẽ dễ tăng Glucose đột ngột dẫn đến các biến chứng về đái tháo đường như nhiễm khuẩn, nhiễm toan, xơ vữa động mạch, viêm thận, mờ mắt và nặng hơn là hôn mê và tử vong.

Lối sống khoa học cho bệnh nhân tiểu đường kết hợp sử dụng Diatarin
Lối sống khoa học cho bệnh nhân tiểu đường kết hợp sử dụng Diatarin

Diatarin là một loại sản phẩm giúp làm giảm lượng đường trong máu và phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường được sản xuất theo công nghệ hướng đích tân tạo Glucose ở gan. Đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa các nhà khoa học của Viện Hàn Lâm- Viện Khoa học Việt Nam, Khoa Dược Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội.

Diatarin có thành phần chính là các tiểu phân có kích thước dạng nano bao gồm Berberin và Curcumin. Berberin vốn được biết đến là một dược chất được chiết xuất từ cây vàng đắng có nguồn gốc từ Việt Nam, rất nổi tiếng trong công dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Ngoài ra, trong sản phẩm này còn chứa Quercetin và Rutin giúp chống oxy hóa và nhiễm trùng hiệu quả.

Hiện nay trên thị trường, Diatarin được đánh giá là một trong những loại thuốc hỗ trợ bệnh tiểu đường tốt nhất, có công dụng và độ an toàn cao.