Chỉ số đường huyết HbA1c là gì? Ý nghĩa, Ưu điểm, Yếu tố ảnh hưởng

448

HbA1c được coi là chỉ số vàng trong việc xét nghiệm đường huyết đối với người có nguy cơ hoặc đang bị tiểu đường. Vậy để hiểu rõ hơn về chỉ số đường huyết HbA1c, mời bạn đến với bài viết ngay sau đây của Diatarin.

HbA1c là gì?

Chỉ số HbA1c là một thuật ngữ dùng để chỉ mức đường huyết trung bình của cơ thể bạn. Đo chỉ số HbA1c, bạn có thể biết được mức đường huyết trung bình trong vòng 2 – 3 tháng gần nhất. Nếu chỉ số HbA1c cao tức là lượng đường trong máu bạn đang ở ngưỡng cao, bị thừa.

Xét nghiệm chỉ số HbA1c giúp bác sĩ và người bệnh đánh giá sự kiểm soát đường huyết của cơ thể có đang thành công hay không, có cần điều chỉnh lại không? Bên cạnh đó, chỉ số HbA1c cũng giúp bạn chuẩn đoán trước nguy cơ bị đái tháo đường.

Sở dĩ chỉ số HbA1c có thể nói lên được là do HbA1c (tên viết tắt của hemoglobin glycated) là sản phẩm được tạo ra qua quá trình glucose bám vào các tế bào hồng cầu trong cơ thể bạn và tích tụ lại.

HbA1c là gì?
HbA1c là gì?

Lượng đường thừa nhiều sẽ bám vào hồng cầu tạo nên HbA1c, làm cho chỉ số HbA1c cũng tăng lên khi xét nghiệm.

Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bình thường?

Sau khi đo chỉ số HbA1c giúp theo dõi sự biến động đường huyết. kết quả sẽ nói lên tình trạng cơ thể bạn có đang bình thường hay không, có nguy cơ hay đang bị tiểu đường. Các ngưỡng ấy như sau:

  • Chỉ số HbA1c từ 5 – 5 5 %: bệnh nhân có sức khỏe bình thường.
  • Chỉ số HbA1c từ 5,7 – 6,4 %: bệnh nhân đang ở giai đoạn tiền tiểu đường, có nguy cơ rất cao phát triển thành tiểu đường tuýp 2 trong 5 năm tới.
  • Chỉ số HbA1c từ 6,5 % trở lên: bệnh nhân đang bị bệnh tiểu đường.

Ai cần xét nghiệm HbA1c?

Nếu bạn có đủ điều kiện cần thiết, bạn có thể đi kiểm tra chỉ số HbA1c của cơ thể để kiểm soát sự bất thường có thể xảy ra, nhất là những trường hợp sau:

  • Người có chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn 23, bất kể tuổi tác, có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, mức cholesterol bất thường, lối sống ít vận động, tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang hoặc bệnh tim.
  • Người trên 45 tuổi được khuyên nên kiểm tra đường huyết ít nhất 3 năm 1 lần nếu chỉ số vẫn bình thường.
Ai cần xét nghiệm HbA1c?
Ai cần xét nghiệm HbA1c?
  • Phụ nữ đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ thì nên đi kiểm tra chỉ số HbA1c ba năm một lần.
  • Người có tiền sử gia đình bị mắc bệnh tiểu đường, cá nhân từng có dấu hiệu bất thường về lượng đường trong máu hay có dấu hiệu kháng insulin.

Khi nào cần đi xét nghiệm chỉ số HbA1c?

Xét nghiệm chỉ số HbA1c thường dành cho bệnh nhân đang bị đái tháo đường, cần theo dõi sự biến động về đường huyết của cơ thể, thường sẽ xét nghiệm từ 2 – 4 lần hoặc lên đến 7 – 8 lần / năm tùy theo mức độ bệnh và theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được chỉ định đi xét nghiệm nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc đái tháo đường hoặc bị tăng nồng độ glucose trong máu. Một số dấu hiệu điển hình như:

  • Liên tục khát nước
  • Cơ thể mệt mỏi, suy yếu
  • Mờ mắt, nhìn không rõ
  • Đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm
  • Bị nhiễm trùng và lâu lành

Nếu bạn đang thấy cơ thể có những triệu chứng trên thì nên đến ngay gặp bác sĩ để được tư vấn và xét nghiệm chỉ số HbA1c nếu cần thiết.

Ưu điểm của xét nghiệm HbA1c với các phương pháp chẩn đoán tiểu đường khác?

Không cần phải nhịn đói trước khi xét nghiệm, có thể làm xét nghiệm vào mọi thời điểm trong ngày

Thông thường, do một số nguyên nhân liên quan đến đục huyết tương sau khi ăn mà người bệnh muốn xét nghiệm máu đều phải lấy máu vào buổi sáng, sau khi đã nhịn đói ít nhất là 8 tiếng.

Tuy nhiên, với chỉ số HbA1c thì huyết tương lại không ảnh hưởng gì đến kết quả nên bạn không cần phải nhịn ăn hay phải đến sớm để xét nghiệm.

Nồng độ ổn định trong thời gian bảo quản

Xét nghiệm chỉ số HbA1c được thực hiện trên máu toàn phần. Nếu không được tiến hành ngay thì vẫn có thể bảo quản máu trong vòng 1 tuần ở 2 – 80 °C sau đó đem ra xét nghiệm tiếp.

Sở dĩ bởi vì HbA1c có thể tồn tại đến 8b ở 40 °C hoặc còn có thể lâu hơn tùy theo phương pháp xét nghiệm.

Vì thế bạn không cần lo lắng về thời gian có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm của bạn.

Ưu điểm của xét nghiệm HbA1c
Ưu điểm của xét nghiệm HbA1c

Phản ánh glucose máu trong thời gian dài trước đó 8-12 tuần

Đời sống của hồng cầu trong cơ thể người là từ 90 – 120 ngày nên HbA1c cũng sẽ tồn tại song song với hồng cầu.

Chính vì thế mà xét nghiệm chỉ số HbA1c có thể cho thấy mức đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng gần đây.

Dùng để hướng dẫn điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường

Với bệnh nhân bị đái tháo đường, xét nghiệm chỉ số HbA1c dùng để theo dõi và kiểm soát đường huyết, giữ lượng đường huyết của mình về gần mức bình thường nhất có thể, giúp hạn chế những biến chứng gây nguy hiểm như tổn thương thận, hệ tim mạch và các dây thần kinh và mắt.

Xét nghiệm HbA1c cho bà bầu?

Xét nghiệm tiểu đường hay HbA1c trong quá trình mang thai là việc vô cùng cần thiết đối với mọi bà bầu. Việc này có thể giúp bạn phát hiện sớm mình có bị đái tháo đường thai kỳ hay không? Vậy đái tháo đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose xảy ra ở phụ nữ có thai. Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm HbA1c cho bà bầu?
Xét nghiệm HbA1c cho bà bầu?

Vì vậy, nếu đang trong giai đoạn mang thai, bạn cần thường xuyên đến gặp bác sĩ để xét nghiệm HbA1c và nắm rõ ngưỡng nguy hiểm để phòng ngừa và điều trị thích hợp, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Xét nghiệm HbA1c hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, xét nghiệm HbA1c đã được phổ biến khá rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nếu có nhi cầu, bạn có thể tìm đến một bệnh viện gần nhất mà bạn tin tưởng để gặp bác sĩ tư vấn và làm xét nghiệm. Về giá của gói xét nghiệm thì dao động khác nhau giữa các cơ sở y tế, nhưng nhìn chung là vào khoảng 180.000 VNĐ / 1 lần xét nghiệm.

Cách giảm chỉ số HbA1c?

Nếu chỉ số Hba1c của bạn đang ở giai đoạn trung bình và cao thì hay áp dụng một số cách dưới đây để cải thiện và giúp giảm chỉ số HbA1c về mức bình thường:

Có chế độ ăn uống hợp lý

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả có lượng đường thấp như bưởi, táo, lê,…
  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,…
  • Không nên ăn các loại dầu,mỡ động vật
  • Không nên ăn thức ăn nhanh, nhiều calo, nhiều dầu mỡ
  • Không bỏ bữa
Ăn uống hợp lý giúp giảm chỉ số HbA1c
Ăn uống hợp lý giúp giảm chỉ số HbA1c
  • Kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể

Kiểm soát lượng calo đưa vào cơ thể hàng ngày

Thừa calo là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Kiểm soát lượng calo đưa vào cơ thể, có một chế độ ăn hợp lý, một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh đấy. Lượng calo khuyên dùng cho người tiểu đường mỗi ngày là từ 1500 – 1800 calo.

Có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý

Tạo cho mình một chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý có thể giúp quá trình vận chuyển glucose được tối ưu hơn, làm giảm sự đề kháng insulin của cơ thể. Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục thể thao còn đem đến cho bạn một tinh thần tốt hơn, giảm căng thẳng, stress. Để đạt được những điều này thì mỗi ngày bạn nên dành ra cho mình từ 45 – 60 phút để tập thể dục nhé.

Luôn kiểm soát cân nặng

Đối với những người đang bị đái tháo đường thì việc thừa cân sẽ khiến căn bệnh này trở nên nguy hiểm và trầm trọng hơn.

Kiểm soát cân nặng giúp hạn chỉ số HbA1c hiệu quả
Kiểm soát cân nặng

Vì thế bạn cần phải tập thể dục thể thao đều đặn kết hợp với ăn uống lành mạnh để kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.

Luôn giữ tinh thần thoải mái

Tâm trạng căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể làm chỉ số HbA1c tăng lên. Vì thế, bạn nên giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, vui vẻ và ổn định.

Trên đây là toàn gọi những thông tin cơ bản và cần thiết về chỉ số HbA1c.

Hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số vàng này, giúp ích cho chính bạn hay người thân của bạn.