Mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và bé. Tiểu đường thai kỳ sẽ là một tình trạng nguy hiểm nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời. Khi mẹ bầu bị tiểu đường thì việc lựa chọn thực phẩm an toàn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng hợp lý là điều vô cùng quan trọng.
Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?”. Hãy theo dõi hết bài viết của Diatarin để có được thực đơn đủ chất và an toàn, hợp lý với mẹ bầu bị tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường. Bệnh có thể chỉ mới xuất hiện trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi nội tiết bất thường của người mẹ. Hoặc có thể người mẹ bị tiểu đường trước khi mang thai nhưng chưa phát hiện và nguy hiểm hơn khi trong giai đoạn thai kỳ.
Cụ thể hơn là khi người mẹ đang trong thai kỳ, cơ thể họ sẽ tự động kháng hoocmon insulin của tuyến tụy ở mức độ nhẹ. Mục đích của việc này là để nồng độ glucose trong máu cao hơn mức bình thường để cung cấp cho thai nhi.
Tuy nhiên ở một số người mẹ có sự bất thường về nội tiết khiến cho quá trình này diễn ra quá mức làm cho cơ thể không còn đáp ứng với insulin hoặc lượng insulin tạo ra không đủ làm cho lượng đường trong máu tăng cao và dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
Xem chi tiết về tiểu đường thai kỳ qua bài viết:
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Dấu hiệu bệnh & Các xét nghiệm
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Thường thì tiểu đường thai kỳ được phát hiện khoảng từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Nếu tình trạng này không được kiểm soát chặt chẽ thì có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể các biến chứng tiểu đường gây ra là:
- Đối với mẹ: nguy cơ cao gặp các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, khó sinh do thai to, bị tiền sản giật hoặc sản giật, tăng nguy cơ băng huyết sau sinh; có thể bị thai chết lưu không rõ nguyên do hoặc sảy thai nhiều lần.
- Đối với thai nhi: tăng nguy cơ sinh non, tăng tỷ lệ tử vong, có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh; bị hạ đường huyết, hạ canxi; và nguy cơ cao bị đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Việc điều trị tiểu đường cho phụ nữ có thai cần đảm bảo lợi hại và cần có sự chỉ định từ bác sĩ điều trị. Người mẹ tuyệt đối không được tự ý uống thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì các tác dụng phụ của thuốc Tây với sức khỏe mẹ và bé chúng ta không thể tự lường trước được.
Việc điều chỉnh đường huyết thông qua nguồn thực phẩm ăn uống hàng ngày luôn được các chuyên gia khuyến cáo nên được ưu tiên hàng đầu. Trên thực tế thì có đến 90% phụ nữ mang thai thành công trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách này.
Lợi ích của chế độ ăn hợp lý cho mẹ bầu bị tiểu đường
- Nguồn thực phẩm được lựa chọn an toàn vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa giúp cân bằng lại mức đường huyết như bình thường.
- Trong từng loại thực phẩm cụ thể sẽ chứa các chất dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp và chống lại các loại chất béo có hại cho tim.
- Giúp mẹ giữ cân nặng ở mức hợp lý: tăng khoảng 13 cân trong thai kỳ.
- Giúp mẹ ngăn chặn hoặc làm chậm các biến chứng về tim, thận của đái tháo đường.
- Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho mẹ bầu và bé có một cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
Chế độ ăn của người bị tiểu đường thai kỳ
Với bà bầu thì đói nhiều lần trong ngày là chuyện bình thường vì ăn là cho cả 2 người. Vì vậy chế độ ăn của bà bầu nói chung, đặc biệt bà bầu bị tiểu đường cần lưu ý:
- Ăn đầy đủ 3 bữa chính. Đặc biệt không được bỏ bữa sáng. Bạn nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp cho bữa sáng. Những lựa chọn cho bữa sáng bạn có thể tham khảo: cháo, các loại ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen, trứng luộc hoặc sữa chua ít béo,…
- Thay đổi thực đơn đa dạng trong ngày: trong bữa ăn có nhiều món hoặc các món ăn trong các bữa ăn đa dạng sẽ khiến mẹ bầu ăn ngon hơn, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.
- Ăn nhiều lần trong ngày: ngoài 3 bữa chính thì mẹ bầu có thể thêm các bữa phụ với các món ăn tráng miệng hoặc trái cây, nước ép củ quả ít đường; hạn chế ăn kem, các món chế biến thêm kem sữa.
- Trong 1 bữa ăn tránh ăn quá nhiều, chỉ nên ăn vừa đủ vì việc ăn quá no dễ dẫn đến tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Khi mẹ bầu biết mình bị tiểu đường thai kỳ thì nên chủ động tìm hiểu và lựa chọn các loại thực phẩm có tác dụng ổn định đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây ra.
Dưới đây là nhóm thực phẩm mà bà bầu bị tiểu đường nên ăn:
- Ăn các thực phẩm có chứa carbohydrate phức tạp, loại đường này sẽ khác với carbohydrate đơn giản. Nó thường có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt vì nó sẽ giúp bổ sung thêm chất xơ rất tốt cho tiêu hóa của mẹ bầu.
- Nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: rau xanh chứa nhiều chất xơ (mướp đắng, cải, bí ngô, súp lơ xanh, dưa leo,…); các loại trái cây ít có ngọt (táo, cam, lê, đào, mận, mâm xôi, dâu tây…).
- Các loại đậu như: đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan,…cũng nằm trong nhóm thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể mẹ bầu hiệu quả. Vì trong các loại đậu này chứa nhiều thành phần chất xơ no lâu và giữ lượng đường huyết sau ăn ở mức ổn định.
- Gạo lứt, yến mạch, bắp, mì nguyên hạt, khoai môn cũng nằm trong nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết mà các mẹ bầu nên ăn.
- Các loại củ quả như: cà rốt, cà chua,…đặc biệt là cà rốt các mẹ bầu có thể làm nước ép cà rốt để uống. Tuy cà rốt vẫn chứa 1 lượng đường đáng kể nhưng nó cần nhiều thời gian hơn để chuyển. Ngoài ra thì trong cà rốt còn chứa nhiều chất xơ, beta-carotene hóa giúp kiểm soát được lượng đường huyết ổn định.
- Nên sử dụng các chất béo bão hòa như: dầu oliu, dầu hướng dương để trộn salad hoặc nấu các món xào thay cho các loại dầu và mỡ béo khác.
- Sữa là thức uống mà mẹ bầu nên uống để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng bà bầu bị tiểu đường cần hạn chế các loại sữa có đường, nên uống sữa không béo, không đường hoặc sữa chua không đường.
- Nhóm các loại thịt cá mà bà bầu bị tiểu đường nên ăn là: thị, cá nạc đã bỏ da, lọc mỡ. Nếu có thể mẹ bầu nên thường xuyên ăn cá hồi vì nó rất tốt cho thai nhi.
- Một điều lưu ý khi chế biến các loại rau, củ, quả hay cá thịt cho bà bầu là nên chế biến đơn giản bằng cách: luộc, hấp; hạn chế: chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ nhằm hạn chế lượng chất béo bão hòa cho vào cơ thể.
Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?
Ngoài việc lưu ý các loại thực phẩm an toàn có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu bị tiểu đường thì việc nhận biết và hạn chế các loại thực phẩm dễ gây tăng chỉ số đường huyết cũng là điều quan trọng.
Dưới đây là một số loại thực phẩm nằm trong nhóm mà phụ nữ tiểu đường trong thời kỳ mang thai không nên ăn:
- Đầu tiên là các loại trái cây chín ngọt nhiều đường như: xoài chín, sầu riêng chín,.. thì cần hạn chế. Bên cạnh đó thì không nên chế biến trái cây hay ăn kèm với sữa, kem vì nó có thể làm lượng đường trong máu tăng lên 1 cách nhanh chóng.
- Không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: xôi nếp, khoai tây, khoai lang, bánh mì,… chứa nhiều tinh bột. Nếu như thèm quá thì mẹ bầu nên ăn một cách có kiểm soát hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể điều chỉnh lượng đường huyết ở mức ổn định.
- Thức ăn nhanh như: thịt khô, xúc xích, đồ ăn đóng hộp – đây có thể là loại đồ ăn mà nhiều mẹ bầu thèm ăn trong quá trình mang bầu. Tuy nhiên loại thực phẩm này chứa nhiều muỗi, dầu mỡ mà lại chưa chắc đảm bảo vệ sinh thế nên các mẹ bầu nên bỏ qua các loại thức ăn này.
- Hạn chế ăn mặn, đảm bảo lượng natri đưa vào cơ thể dưới 6g 1 ngày là ổn.
- Các loại thực phẩm nhiều chất béo như: lòng đỏ trứng, bơ sữa trâu, mỡ động vật, thực phẩm chiên, xào, rán,… cần hạn chế trong các bữa ăn. Tốt nhất là thay bằng dầu oliu hoặc dầu hướng dương sẽ có lợi cho sức khỏe mẹ bầu hơn.
- Lưu ý nên tránh ăn các loại ngũ cốc bọc đường, bánh mì nướng và mứt vì nó có tăng nhanh chóng lượng đường trong máu.
- Hạn chế uống chất kích thích (rượu, bia, chè, cà phê,…), nước uống có cồn, đồ uống có ga, nước ép trái cây ngọt, nước đóng sẵn có chứa hương liệu,…
Xem thêm: 10+ Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả và dễ thực hiện