Ngày nay, chế độ ăn uống không lành mạnh đã và đang gây ra nhiều căn bệnh chuyển hóa dai dẳng, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Người mắc phải căn bệnh này hầu hết phải chung sống với nó suốt đời nên việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Bài viết dưới đây, Diatarin sẽ giúp bạn sớm phát hiện tiền tiểu đường thông qua chẩn đoán sớm tiền tiểu đường.
Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường được coi là giai đoạn sớm của bệnh tiểu đường type II. Giai đoạn này được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết quá mức nhưng chưa đạt đến giới hạn để xếp vào bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường là từ 100 – 125 mg/dL (5,6 – 6,9 mmol/L).
Đây là rối loạn chuyển hóa glucose có liên quan mật thiết với các rối loạn chuyển hóa khác như lipid hay protein. Phát hiện và điều trị sớm tình trạng này góp phần làm giảm nguy cơ mắc ĐTĐ type 2.
Tiền tiểu đường có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả người trẻ tuổi, trẻ em béo phì, phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang… Hiện nay, lối sống không lành mạnh khiến tình trạng này có xu hướng trẻ hóa. Nếu không kiểm soát tốt, khả năng dẫn tới bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó là không tránh khỏi.
Nguyên nhân gây ra tiền tiểu đường
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiền tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa glucose làm lượng đường máu tăng cao. Điều này có thể do Insulin của tuyến tụy sản xuất ra không đủ để chuyển hóa glucose, hoặc do các tế bào kém nhạy cảm với hormone này. Một số trường hợp còn do cơ thể sinh ra các kháng thể kháng insulin, làm giảm tác dụng của nó lên chuyển hóa glucose.
Ngoài ra, người bệnh mắc tiền tiểu đường có thể do biến chứng của rối loạn chuyển hóa lipid, do béo phì, gan nhiễm mỡ, buồng trứng đa nang ở nữ giới…
Xem thêm: Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu? Cách phòng tránh?
Các triệu chứng của tiền tiểu đường
Thông thường, những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là giai đoạn tiền tiểu đường rất ít xuất hiện các triệu chứng điển hình. Thậm chí người bệnh mắc tiền tiểu đường không thấy có sự thay đổi nào đáng chú ý.
Tuy nhiên, khi đường huyết trong cơ thể dần tăng lên sẽ đem đến một vài sự thay đổi như:
- Thèm ăn, ăn nhiều nhưng vẫn cảm giác đói.
- Hay khát nước, uống nhiều nước hơn.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tần suất tăng lên so với bình thường.
- Có biểu hiện giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên mệt mỏi.
- Sắc tố da thay đổi, xuất hiện vùng da sẫm màu ở cổ, khuỷu tay, đầu gối, nách.
Biến chứng của tiền tiểu đường
Người mắc tiền tiểu đường có nguy cơ cao diễn biến thành bệnh tiểu đường type 2. Đây cũng là hậu quả nguy hiểm nhất mà tình trạng này gây ra. Khi đã mắc bệnh tiểu đường, người bệnh phải sử dụng thuốc lâu dài, gần như suốt đời để kiểm soát đường huyết động thời dự phòng những biến chứng của căn bệnh này.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường có thể kể đến:
- Rối loạn chuyển hóa lipid, gan nhiễm mỡ.
- Tăng huyết áp.
- Vết loét lâu lành, đục thủy tinh thể.
- Tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não
- Suy giảm chức năng thận.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tiền tiểu đường có liên quan tới các cơn đau tim đột ngột hoặc các tổn thương tại thận ngay cả khi chưa diễn biến thành tiểu đường type 2.
[CẢNH GIÁC] Sự nguy hiểm của tiền tiểu đường mà có thể bạn không biết.
Đối tượng có nguy cơ mắc tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường có liên quan nhiều đến lối sống và chế độ sinh hoạt, do vậy, những người sau đây có nguy cơ mắc tiền tiểu đường:
- Người thừa cân, béo phì có nguy cơ hàng đầu mắc tiền tiểu đường, sau đó tiến triển thành bệnh tiểu đường.
- Người có số đo vòng bụng lớn (Nữ >80cm, nam >90cm).
- Người ít vận động, lười vận động cũng có tỷ lệ mắc bệnh không kém so với người béo phì.
- Người có chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, dầu mỡ động vật.
- Người đang gặp rối loạn chuyển hóa lipid.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ có tiền sử gặp tiểu đường thai kỳ, buồng trứng đa nang.
- Những người trên 45 tuổi thường có nguy cơ mắc tiền tiểu đường cao hơn.
Nhận biết sớm nguy cơ, phát hiện và điều trị sớm tiền tiểu đường là cách tốt nhất để dự phòng căn bệnh mãn tính tiểu đường type 2.
Xem thêm: Hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, cách xử trí hiệu quả
Chẩn đoán tiền đái tháo đường
Tương tự như bệnh tiểu đường, việc chẩn đoán tiền tiểu đường căn cứ vào các xét nghiệm cận lâm sàng để đảm bảo tính chính xác.
Hiện nay, đang có 4 loại xét nghiệm để đánh giá tiểu đường, trong đó có 3 xét nghiệm sử dụng để xác định tiền tiểu đường, bao gồm: Định lượng HbA1c trong máu, Xét nghiệm đường huyết lúc đói và Nghiệm pháp dung nạp Glucose.
- Định lượng HbA1c trong máu: Xét nghiệm này có thể xác định được lượng đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng trước khi làm xét nghiệm. Nếu chỉ số này thấp hơn 5,7%, bạn không mắc tiền tiểu đường. Chẩn đoán tiền tiểu đường nếu chỉ số này nằm trong khoảng từ 6-6.4%.
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đây là xét nghiệm phổ biến nhất trong số các xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường và tiền tiểu đường. Khi thực hiện xét nghiệm này đòi hỏi người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Chỉ số này nếu dao động trong khoảng 5.6- 6.9mmol/L được coi là tiền tiểu đường.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose: Cách thực hiện xét nghiệm này tương tự như xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường. Nếu kết quả trong khoảng 7.8-11mmol/L, là bạn đã gặp phải tiền tiểu đường.
Điều trị tiền tiểu đường như thế nào?
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn đã gặp phải tình trạng tiền tiểu đường, hãy khoan lo lắng. Bạn chưa cần dùng thuốc ngay lập tức, thay vào đó bạn được tư vấn thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để đưa lượng đường huyết về mức bình thường trước khi nó tiếp tục tăng lên và chuyển thành tiểu đường type 2.
Hãy thử áp dụng những biện pháp sau đây để kiểm soát đường huyết của bạn ở mức độ ổn định.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
Trong thực đơn cho người tiền tiểu đường bạn nên ăn hạn chế tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate, tăng cường rau xanh, kiểm soát lượng protein vừa đủ.
Bên cạnh đó, còn cần hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, không ăn nội tạng động vật để hạn chế dung nạp cholesterol.
Các loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch… tương đối phù hợp với người tiểu đường và tiền tiểu đường.
Kiểm soát cân nặng
Đa số người mắc bệnh tiểu đường type 2 hoặc tiền tiểu đường đều gặp tình trạng thừa cân, béo phì. Với thể trạng như vậy, sẽ khiến cơ thể sản sinh ra các chất đề kháng insulin khiến đường huyết càng khó kiểm soát.
Do đó, việc kiểm soát cân nặng, giảm cân là điều bắt buộc ở người tiền tiểu đường có béo phì.
Bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc tự thiết lập cho bản thân chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để giảm cân một cách an toàn nhất.
Thay đổi lối sống, tăng cường vận động.
Ít vận động, lười vận động, đặc biệt là ở độ tuổi trên 45 là yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỉ lệ mắc tiểu đường và tiền tiểu đường.
Bạn nên thực hiện những điều sau đây mỗi ngày để góp phần kiểm soát tốt đường huyết của cơ thể:
- Thường xuyên tập thể dục, đi bộ, đạp xe tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
- Thay đổi thói quen thức khuya. Nên đi ngủ sớm để cơ thể nghỉ ngơi và reset sau một ngày làm việc.
- Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, hạn chế áp lực, stress.
- Cung cấp đủ nước cho nhu cầu của cơ thể từ 1.5-2 lít.
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng các thuốc hạ đường huyết cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ nếu lượng đường huyết của bạn bằng vào thay đổi lối sống và chế độ ăn vẫn không kiểm soát được. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc bởi nó có thể dẫn tới nguy cơ hạ đường huyết quá mức, gây nguy hiểm cho tính mạng của chính mình.
Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường
Diatarin được nhiều chuyên gia hàng đầu về bệnh tiểu đường của Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học – Công nghệ Việt Nam, ĐH Dược Hà Nội, Khoa Y Dược ĐH Quốc gia phối hợp nghiên cứu và phát triển. Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường vô cùng hiệu quả và uy tín.
Với công nghệ nano, kích thước nhỏ đến vài nanomet tạo ra hệ hướng đích tới quá trình sản sinh Glucose ở gan, được nghiên cứu cho thấy khả năng giảm đường huyết an toàn, hiệu quả. Đồng thời giúp bổ sung một số chất chống Oxy hóa, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường vô cùng hiệu quả.
Thành phần chính của Diatarin là hệ hướng đích GA bao bồm Berberin và Curcumin. Theo những công trình nghiên cứu mới đây nhất đã cho thấy khả năng giảm đường huyết của Berberin rất hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều chuyên gia đưa dược chất này vào các sản phẩm điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng với hệ hướng đích GA thì không phải sản phẩm nào cũng sở hữu được nó như Diatarin.
Ngoài hệ hướng đích GA, Diatarin còn chứa nhiều thành phần có tác dụng chống Oxy hóa, ngăn cản biến chứng hiệu quả như Rutine, Quecertine…
Qua việc đánh giá hiệu quả của Diatarin tại trường Đại học Y Hà Nội – Trường Đại học đào tạo ngành Y uy tín nhất Việt Nam, các nhà khoa học đã chỉ ra được tác dụng của sản phẩm có thể tương đương với Diamicron – thuốc sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường phổ biến hiện nay.
Với hiệu quả như thế nhưng Diatarin sẽ không làm bệnh nhân bị hạ đường huyết quá mức dẫn đến nhiều hậu quả, gây rất ít tác dụng phụ. Vì thế, lựa chọn sản phẩm này sẽ đem lại sự an toàn tương đối cao đối với người đái tháo đường.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn gửi tới các bạn về tình trạng tiền tiểu đường. Hi vọng, thông qua bài viết này, các bạn sẽ có những biện pháp để chủ động để phát hiện và ngăn ngừa tiền tiểu đường.