Thuốc tiểu đường khi nào phải uống? Danh mục các nhóm thuốc

627

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính thường gặp hiện nay, gây ra phiền toái cho rất nhiều người và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cần dùng thuốc khi nào hay dùng loại thuốc nào để chữa bệnh. Bài viết dưới đây, Diatarin sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các thuốc tiểu đường phổ biến hiện nay.

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ rằng mình đang mắc tiểu đường loại nào. Hiện nay, bệnh tiểu đường thường được phân làm ba loại: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường type 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin) xảy ra do tế bào sản sinh insulin bị phá hủy, do đó insulin không được tiết ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường type 1 bắt buộc phải dùng insulin và bổ sung các loại thuốc điều trị cần thiết ngay khi phát hiện ra bệnh.

Tiểu đường type 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin) thường xảy ra ở người thừa cân hoặc người cao tuổi do cơ thể vẫn sản xuất ra insulin bình thường nhưng hormon này hoạt động không còn hiệu quả.

Đối với bệnh nhân tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ, khi mới phát hiện bệnh, cần thực hiện điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động. Nếu sau khi điều chỉnh ăn uống và vận động đều đặn mà đường huyết vẫn không được kiểm soát thì việc dùng thuốc sẽ là bắt buộc.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc khi xét nghiệm chỉ số đường huyết từ 6.4% HbA1c trở lên. Việc dùng và kết hợp các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường type 2 cũng phụ thuộc vào chỉ số đường huyết của người bệnh.

Xem thêm: Chỉ số đường huyết HbA1c là gì? Ý nghĩa, Ưu điểm, Yếu tố ảnh hưởng

Thuốc tiểu đường type 1

Thuốc tiểu đường type 1
Điều trị tiểu đường type 1 bằng insulin

Đối với bệnh tiểu đường type 1 thì việc sử dụng insulin là bắt buộc và phải sử dụng cả đời. Dựa vào thời gian bắt đầu phát huy tác dụng và thời gian duy trì tác dụng, có thể chia insulin thành các nhóm sau:

– Insulin tác dụng nhanh, ngắn: Gồm insulin người và insulin analog. Insulin người thường có tác dụng sau 30 phút sau khi tiêm dưới da và duy trì được trong 5 – 7 giờ. Insulin analog có tác dụng sau khi tiêm 1 giờ và kéo dài trong khoảng 4 giờ.

– Insulin tác dụng trung bình: Sau khi tiêm dưới da, thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 1 – 2 giờ và có thể duy trì hiệu quả trong 10 – 20 giờ.

– Insulin tác dụng dài: Giúp đảm bảo được lượng insulin cần thiết trong cả ngày do có thể duy trì tác dụng trong 20 – 22 giờ.

– Insulin dạng hỗn hợp: Tác dụng thường được duy trì trong khoảng 12 giờ, thường được sử dụng trước bữa ăn và dùng 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng insulin:

– Cần bảo quản insulin ở nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là trong ngăn mát tủ lạnh. Tuyệt đối không để insulin vào ngăn đá và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

– Sử dụng insulin theo bữa ăn theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện tiêm đúng kỹ thuật.

– Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Thuốc tiểu đường type 2

Thuốc tiểu đường type 2 hiện nay gồm có các nhóm:

Nhóm thuốc Thiazolidinedione

Bằng cách hoạt hóa PPAR γ, nhóm thuốc này có tác dụng tăng nhạy cảm với insulin của cơ và tổ chức mỡ. Nhờ vậy làm tăng thu nạp glucose từ máu, ức chế giải phóng glucose từ gan.

Tuy nhiên hiện nay Thiazolidinedione không được khuyến cáo sử dụng tại một số nước trên thế giới do có thể tăng nguy cơ biến chứng tim mạch hoặc gây ung thư.

Nhóm thuốc Sulfonylurea

Thuốc tiểu đường type 2
Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc Sulfonylurea

Nhóm thuốc Sulfonylurea có tác dụng kích thích bài tiết insulin, không có tác dụng tổng hợp insulin. Insulin tiết ra sẽ kích thích tổng hợp glycogen và giảm giải phóng glucose từ gan, từ đó giảm đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, Sulfonylurea chỉ hiệu quả khi không có tổn thương ở tế bào beta của tuyến tụy.

Ngoài ra, nhóm thuốc này có thể gây tăng cân, do đó có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Cần dùng thuốc trước bữa ăn 30 phút, tránh dùng quá liều hay bỏ bữa có thể gây hạ đường huyết.

Nhóm thuốc Biguanide

Biguanide làm tăng nhạy cảm của tế bào với insulin, giảm tổng hợp glucose tại gan, tăng hấp thu glucose tại cơ, mô mỡ. Thuốc cũng không gây tăng cân ở người bệnh tiểu đường và ít gây hạ đường huyết, vì vậy sẽ an toàn cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, Biguanide vẫn gây ra một số tác dụng không mong muốn đối với đường tiêu hóa như đầy hơi, khó chịu, tiêu chảy. Do đó, cần sử dụng nhóm thuốc này sau bữa ăn để giảm tình trạng trên.

Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase

Thuốc tiểu đường type 2
Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase

Nhóm thuốc ức chế Alpha-glucosidase có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường đơn, nhờ vậy giúp làm giảm đường huyết sau bữa ăn, tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

Thuốc ức chế men alpha-glucosidase nên được dùng ngay trước mỗi bữa ăn. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, trong một số trường hợp có thể gây rối loạn chức năng gan.

Nhóm thuốc ức chế DPP-4

Đây là nhóm thuốc điều trị tiểu đường mới và có ít tác dụng phụ. Thuốc ức chế enzym DPP-4 có khả năng làm tăng GLP1 nội sinh, nhờ đó kích thích tiết insulin và ức chế tiết glucagon khi có sự tăng glucose máu sau bữa ăn.

Xem thêm: Chữa bệnh tiểu đường: Mục tiêu và các phương pháp đơn giản, hiệu quả

Các loại thuốc tiểu đường hiệu quả

Thuốc trị tiểu đường của Mỹ Diabetes

Thuốc trị tiểu đường của Mỹ
Hình ảnh: Thuốc trị tiểu đường của Mỹ Diabetes

Viên uống Diabetes điều hòa đường huyết là một sản phẩm chức năng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường do thương hiệu Nature Made của Mỹ sản xuất.

Trong Diabetes có chứa dầu cá, nhiều loại vitamin A, D, E, K, C, B6, B12, các khoáng chất thiết yếu như biotin, photpho, magie, kẽm, canxi… Các thành phần này sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể bạn. Nhờ vậy giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các biến chứng do căn bệnh này gây ra.

Bên cạnh đó, trong Diabetes còn chứa Lutein có tác dụng duy trì thị lực, giúp cho mắt bạn sáng và khỏe đẹp. Sản phẩm cũng không chứa đường để thích hợp với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không nên sử dụng viên uống Diabetes cho người mẫn cảm với các thành phần của viên uống, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Thuốc tiểu đường của Pháp Glucophage

Thuốc tiểu đường của Pháp
Hình ảnh: Thuốc tiểu đường của Pháp Glucophage

Thuốc Glucophage là thuốc kê đơn dùng cho người bệnh tiểu đường type 2 được sản xuất bởi công ty dược Merck Sante S.A.S – Pháp.

Thành phần chính trong Glucophage là hoạt chất Metformin có tác dụng tăng sử dụng glucose ở tế bào, làm chậm quá trình hấp thu glucose tại ruột, ức chế quá trình tân tạo glucose tại gan và tăng tổng hợp glycogen từ glucose. Nhờ đó, thuốc làm giảm tình trạng tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường mà không gây ra các biến chứng hạ đường huyết.

Ngoài ra, thuốc Glucophage tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể, do đó làm giảm lipid máu nên rất tốt cho tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch.

Thuốc Glucophage có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, có thể gây nhiễm toan, ceton niệu.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người đang mắc các bệnh lý về gan, thận, nhiễm trùng, mất nước, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Đặc biệt, cần cẩn trọng khi dùng thuốc cho người già và trẻ nhỏ.

Thuốc tiểu đường type 2 Diamicron

Thuốc tiểu đường type 2
Hình ảnh: Thuốc tiểu đường type 2 Diamicron

Thuốc Diamicron là thuốc bán theo đơn dành cho người bệnh tiểu đường type 2 do công ty dược phẩm Les Laboratoires Servier Industrie – Pháp sản xuất.

Diamicron có hoạt chất chính là gliclazide, có tác dụng kích thích tế bào beta đảo tụy tăng tiết insulin, từ đó giúp làm hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó thuốc còn có khả năng ức chế quá trình đông máu, giảm sự hình thành huyết khối, vì vậy có hiệu quả tốt trong ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch trong bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như hạ đường huyết quá mức, rối loạn đông máu, thiếu máu, phản ứng dị ứng, tổn thương gan, phù.

Thuốc Diamicron không được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường type 1, người suy gan, suy thận, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Thuốc tiểu đường thế hệ mới Januvia (Sitagliptin)

Thuốc tiểu đường thế hệ mới
Hình ảnh: Thuốc tiểu đường thế hệ mới Januvia

Januvia (Sitagliptin) là một loại thuốc tiểu đường thế hệ mới được dùng trong điều trị bệnh tiểu đường type 2, được sản xuất bởi hãng Merck Sharp & Dohme, Mỹ.

Thành phần chính của Januvia là Sitagliptin monohydrate phosphate, có tác dụng kích thích tế bào bêta đảo tụy tăng tiết insulin và giảm lượng glucagon trong máu. Nhờ vậy giúp làm giảm đường huyết và duy trì chỉ số đường huyết ở mức ổn định cho người bệnh tiểu đường.

Thuốc Januvia còn giúp bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ tổn thương về thận, thị giác, thần kinh cũng như chức năng sinh dục. Từ đó ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này.

Tuy nhiên, bạn không được dùng thuốc Januvia nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường type 1, bệnh nhân tiểu đường nhiễm toan ceton, người quá mẫn với thành phần của thuốc và trẻ em dưới 18 tuổi.

Trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như hạ đường huyết, buồn nôn, đau đầu, táo bón, nhiễm khuẩn, phù, phản ứng dị ứng, hội chứng Stevens – Johnson, viêm tụy.

Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường

Diatarin - Niềm tin cho người tiểu đường
Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, bên cạnh việc sử dụng các thuốc đặc trị được chỉ định bởi bác sĩ, bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường Diatarin. Đây sẽ là sản phẩm giúp bạn giảm bớt nỗi lo về căn bệnh mãn tính này.

Nhiều người không biết rằng, các biến chứng trong bệnh tiểu đường thường xuất hiện rất sớm khi mới mắc bệnh. Các biến chứng này có thể trầm trọng hơn nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh lý võng mạc, suy tim, thận, nhiễm trùng, bệnh lý bàn chân…

Vì vậy, đối với người bệnh tiểu đường, việc duy trì chỉ số đường huyết gần mức bình thường và sử dụng sản phẩm giúp bổ sung các chất ngăn ngừa biến chứng cho cơ thể là rất cần thiết. Diatarin chính là sản phẩm hỗ trợ bạn làm được điều đó.

Diatarin là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội và Khoa Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội. Sản phẩm ứng dụng công nghệ hướng đích quá trình tân tạo glucose tại gan và được chứng minh có khả năng giảm nhanh đường huyết an toàn, đồng thời giúp bổ sung các chất chống oxy hóa, chống biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Thành phần chính của Diatarin là Hệ hướng đích [GA (Berberin – Curcumin)] được bào chế dưới dạng các hạt nano có kích thước siêu nhỏ (50 – 70nm). Berberin trong Diatarin đã được chứng minh có khả năng làm giảm đường huyết, giảm lượng lipid trong máu, chống oxy hóa và kháng viêm rất tốt.

Ngoài ra, Diatarin còn chứa Rutin, Quecertin là các hợp chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng giảm nguy cơ và làm chậm tiến triển của các biến chứng bệnh tiểu đường, đặc biệt là biến chứng về tim mạch. Đây được coi là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất, có khả năng gây tử vong ở 80% người mắc bệnh lý này.

Qua kết quả đánh giá tác dụng của Diatarin tại trường Đại học Y Hà Nội, các nhà nghiên cứu thấy rằng tác dụng của sản phẩm này tương đương với tác dụng của Diamicron, một thuốc điều trị tiểu đường phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, Diatarin cũng không gây hạ đường huyết quá mức trong quá trình sử dụng. Vì vậy đây sẽ là sản phẩm hỗ trợ an toàn và hiệu quả cho người bệnh tiểu đường.

Tài liệu tham khảo

  1. A Complete List of Diabetes Medications
    https://www.healthline.com/health/diabetes/medications-list
  2. Insulin, Medicines, & Other Diabetes Treatments
    https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/insulin-medicines-treatments