Để kiểm soát bệnh tiểu đường thì một chế độ ăn hợp lý đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng đặc biệt cân bằng lượng đường huyết là điều vô cùng quan trọng.
Vì vậy qua bài viết dưới đây Diatarin tổng hợp nhóm thực phẩm cho người tiểu đường cho người bệnh giảm bớt phần nào nỗi lo và có hiệu quả tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Biểu hiện của người bị tiểu đường là lượng đường trong máu luôn cao do hoocmon insulin của tụy bị thiếu hoặc giảm khả năng tác động dẫn đến các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, mỡ và protein.
Từ xưa thì kinh nghiệm chữa bệnh của cha ông ta đã có câu “Có kiêng có lành” thế nên việc nhận biết các loại thực phẩm cần kiêng kị cũng rất quan trọng. Bên cạnh việc bổ sung đủ, cân bằng dinh dưỡng giúp cân bằng đường huyết trong thực phẩm thì việc hạn chế hoặc không ăn các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo cho người tiểu đường cũng rất cần thiết.
Người bị tiểu đường cần lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:
- Các loại củ khoai sắn chứa khá nhiều tinh bột, các loại ngũ cốc tinh chế như: bánh mì trắng, mì sợi trắng.
- Hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, xoài chín, hồng chín,…
- Hạn chế ăn đồ ngọt, có hàm lượng calo cao như kem, không uống các đồ uống có đường ngọt, không nên uống nhiều hơn 1 ly trái cây 1 ngày.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: sữa hoặc sản phẩm chế biến từ động vật khác.
- Không ăn các đồ ăn nhanh hoặc chế biến sẵn vì chúng chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng calo cao.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết HbA1c là gì? Ý nghĩa, Ưu điểm, Yếu tố ảnh hưởng
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Nên ăn gì khi bị tiểu đường là điều đầu tiên mà những người mắc phải căn bệnh này cần phải chú ý. Về nguyên tắc cơ bản thì thức ăn tốt cho người bị tiểu đường cần đảm bảo:
- Thực phẩm nhiều chất xơ do chất xơ có khả năng phóng thích chậm đường, khiến chúng được tiêu hóa từ từ giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng sản xuất quá nhiều insulin, giữ lượng đường trong máu tăng chậm. Đồng thời việc bổ sung đủ chất xơ cũng giúp cơ thể bạn no lâu và cung cấp đủ năng lượng.
- Ăn các thực phẩm ít hoặc không có tinh bột vì các thực phẩm này có chỉ số đường huyết thấp.
- Ăn uống khoa học, hãy tự tay chế biến và nấu ăn, không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.
- Đối với chất béo nên ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như: bơ, dầu thực vật.
- Ăn ba bữa chính một ngày, đặc biệt không được bỏ bữa sáng, có thể ăn thêm 1 hoặc 2 bữa nhẹ mỗi ngày nếu thấy đói.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ và ăn vừa đủ, không nên ăn no quá.
Những nhóm thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Dưới đây sẽ là các loại thức ăn cụ thể đảm bảo được nguyên tắc trên. Mọi người hãy lưu ý và kết hợp chúng đưa vào thực đơn của người bị tiểu đường.
Rau xanh
Rau xanh là nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ rất tốt cho người tiểu đường. Như đã nói ở trên thì chất xơ có vai trò quan trọng trong thực đơn của người tiểu đường vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng chất xơ cần thiết cung cấp cho cơ thể mỗi ngày nằm trong khoảng 20 đến 50 gam.
Ngoài ra thì rau xanh còn rất giàu chất dinh dưỡng mà lại chứa ít calo. Bên cạnh đó rau xanh rất có tác dụng trong việc kiểm soát cân nặng, còn là nguồn cung cấp vitamin C và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường lâu năm có thể gặp rất nhiều biến chứng ở các cơ quan khác trong đó có mắt là: thoái hóa điểm và đục thủy tinh thể. Khi đó thì việc cung cấp rau xanh sẽ có vai trò cung cấp chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin rất tốt cho mắt.
Với các loại rau này tốt nhất là nên chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, trộn vừa đơn giản, dễ thực hiện lại tốn ít thời gian. Đặc biệt lưu ý không nên ăn kèm rau với các loại sốt có chất béo, nên hạn chế món xào nhiều dầu mỡ.
Các loại rau có thể kể đến như:
- Rau cải bó xôi, cải xoăn rất tốt cho người tiểu đường.
- Súp lơ xanh: ăn súp lơ xanh có lợi cho người tiểu đường vì trong súp lơ xanh vừa chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa lại vừa giàu crôm. Đây là những chất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.
- Rau dền: trong rau dền chứa nhiều Magie cũng là một thực phẩm không chỉ có lợi cho người tiểu đường mà cũng rất tốt với những ai bị táo bón, cao huyết áp.
- Bí ngô: trong bí ngô có hàm lượng rất thấp chất béo bão hòa, cholesterol và sodium; chứa nhiều vitamin A, E, C, B6, Thiamin,…rất tốt cho người tiểu đường. Trong 1 số nghiên cứu cho thấy bí ngô có thể phục hồi các tế bào tuyến tụy đảm bảo chức năng bài tiết insulin được điều hòa tốt hơn và có khả năng ngăn ngừa, chữa trị bệnh tiểu đường.
- Dưa leo: trong dưa chuột có ít calo, chứa nhiều Kali, chất xơ và Magie,… tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, tốt cho người tiểu đường. Ngoài ra còn có tác dụng điều chỉnh huyết áp và cân bằng nhịp tim.
- Mướp đắng: còn có tên gọi khác là khổ qua. Trong mướp đắng có các thành phần hoạt chất: hoạt chất charantin, glycosid steroid. Các hoạt chất này có tác dụng hạ đường huyết, tăng khả năng dung nạp glucose, làm chậm sự phát triển của các bệnh đục thủy tinh thể, võng mạc. Mướp đắng rất tốt cho người bị tiểu đường còn nhờ tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do.
Hoa quả
Hoa quả luôn là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Người bị tiểu đường nên tăng cường ăn các loại trái cây tươi. Tuy nhiên không phải mọi loại trái cây đều có lợi cho người tiểu đường. Nên hạn chế các loại quả chín ngọt, và không nên ăn hoa quả chế biến với kem, sữa.
Theo chuyên gia khuyến cáo thì người bị tiểu đường nên ăn hoa quả 30 phút trước bữa ăn. Điều này sẽ có lợi cho việc giảm lượng thức ăn sẽ ăn trong bữa chính, tăng khả năng hấp thu thêm chất xơ, kali, nước, vitamin, và các chất dinh dưỡng khác từ hoa quả.
Nhờ vậy giúp bạn kiểm soát được cân nặng tốt cho người muốn giảm béo, khống chế mỡ máu, điều chỉnh huyết áp và rất có lợi cho người bị tiểu đường.
Một số loại trái cây điển hình nên có trong thực đơn của người bị tiểu đường như:
- Quả dâu tây: dâu tây là loại quả được khuyên nên ăn thường xuyên đối với người tiểu đường. Bởi vì trong dâu tây có chất chống oxy hóa anthocyanin giúp giảm lượng cholesterol và insulin sau bữa ăn. Bên cạnh đó dâu tây còn chứa vitamin C giúp chống viêm và có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Quả mâm xôi: trong quả mâm xôi không chứa chất béo bão hòa, không cholesterol, hàm lượng calo ít và chứa nhiều chất xơ, kali và vitamin C. Đây là 1 trong những loại quả ít đường rất tốt cho người bị tiểu đường và người đang muốn giảm cân.
- Quả bơ: mọi người thường dùng bơ với mục đích tăng cân vì trong bơ giàu chất béo, tuy nhiên chất béo có trong quả bơ là chất béo tốt có lợi cho người tiểu đường. Trong bơ có nhiều chất xơ và các chất cần thiết giúp nâng cao độ nhạy của insulin. Acid folic, vitamin C, E, kali cũng là các chất có trong bơ có tác dụng giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tổn thương dây thần kinh.
Các loại thịt cá
Người bị bệnh tiểu đường lâu ngày sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch hay đột quỵ. Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết có lợi cho sức khỏe tim mạch trong mỗi bữa ăn của người bị tiểu đường là vô cùng cần thiết. Trong đó không thể không kể đến vai trò của các loại cá béo.
Các loại cá béo được cho là nguồn thực phẩm sạch và lành mạnh nhất hiện nay. Cá hồi, cá trích hay cá cơm, cá thu đều là những loại cá béo giàu hàm lượng acid béo omega 3, DHA, EPA giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh tim mạch.
Các thành phần DHA, EPA và các dưỡng chất khác giúp giảm viêm, cải thiện tình trạng kháng insulin gặp phải ở người bị tiểu đường.
Các loại thịt có trong bữa ăn của người tiểu đường cần lưu ý: thịt nạc, thịt da cầm bỏ da, bỏ mỡ và nên chế biến đơn giản bằng cách luộc, hấp hoặc áp chảo nhằm giảm bớt lượng mỡ.
Hạt Chia
Hạt Chia là hạt của cây chia hay có tên gọi khác là
Salvia Hispanica. Hạt có kích thước nhỏ khoảng 1mm; có màu đen, xám hoặc đốm nâu và không có mùi. Hạt chia thường được dùng trong ăn uống với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Trong thành phần của hạt Chia có nhiều chất xơ, canxi, phospho và ít carbohydrate vì vậy đây là loại thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường. Đồng thời giúp giảm lượng calo hấp thụ từ thức ăn khác có lợi cho người giảm cân, giảm huyết áp và các dấu hiệu viêm nhiễm.
Khi ngâm trong nước thì hạt Chia sẽ sinh ra một lớp phủ nhầy giúp giảm tốc độ di chuyển của thức ăn qua ruột giúp quá trình tiêu hóa hấp thu diễn ra từ từ và giúp giảm lượng đường trong máu.
Hành và tỏi
Hành tây được cho là có tác dụng ngăn ngừa sự tăng đường huyết hiệu quả vì theo lâm sàng thì những bệnh nhân uống nước ép hành tây có lượng đường trong máu giảm đáng kể. Lời khuyên cho bệnh nhân bị tiểu đường với hành tây là nên uống nước ép hành tây vào mỗi buổi sáng, lượng dùng khoảng 1 thìa canh và nên duy trì trong 1 – 2 tháng để thấy rõ hiệu quả.
Tỏi là 1 loại gia vị có vai trò giúp giảm viêm, giảm đường huyết, giảm huyết áp và cholesterol. Vì vậy tỏi đặc biệt có lợi đối với những người bị tiểu đường tuýp 2.
Các loại hạt
Theo 1 số nghiên cứu thì việc thường xuyên ăn các loại hạt sấy khô giúp giảm viêm và giảm lượng đường trong máu vì trong chúng chứa nhiều chất xơ, ít carbohydrate được tiêu hóa. Ngoài ra nó còn chứa chất béo và chất đạm giúp đánh thức enzym và chất dinh dưỡng trong cơ thể người bị tiểu đường.
Các loại hạt mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là: hạt điều, hạnh nhân, óc chó.
Dầu oliu nguyên chất
Đối với người bị tiểu đường phải hạn chế ăn mỡ chứa chất béo bão hòa thì bạn có thể thay thế bằng các chất béo không bão hòa. Và trong dầu oliu có chứa acid oleic – 1 loại chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe người bị tiểu đường tuýp 2.
Trong dầu oliu còn chứa polyphenol – 1 chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, bảo vệ các tế bào mạch máu, giảm huyết áp.
Đậu nành
Người bị tiểu đường lâu ngày ngoài nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ thì mà còn gặp các biến chứng làm suy giảm chức năng của thận. Mà trong đậu nành chứa nhiều protein và cholesterol giúp cải thiện chức năng thận và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận.
Các loại thức uống
Café là loại thức uống gây mất ngủ, giúp cơ thể tỉnh táo nhờ có thành phần cafein. Bên cạnh đó thì café cũng được chứng minh là loại thức uống có tác dụng giảm sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2 đến 60% so với những người không uống. Ngoài ra các chất trong cafe còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Các loại sữa: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa giúp bổ sung dưỡng chất dành riêng cho người bị tiểu đường. Các loại sữa này đảm bảo ít béo, không đường. Ngoài ra trong sữa còn chứa nhiều protein, khoáng chất, canxi,… giúp giảm cholesterol trong máu, kiểm soát lượng đường, điều chỉnh huyết áp.
Các loại trà như: trà ô long, trà xanh có chứa polyphenol, giúp tăng cường hoạt động của insulin.
Củ nghệ
Trong nghệ có chứa curcumin và các thành phần hoạt tính có tác dụng giảm tình trạng viêm, giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra nó cũng có tác dụng giảm nguy cơ suy giảm chức năng thận do biến chứng tiểu đường gây ra.
Ngoài ra bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng thực phẩm chức năng dành cho người tiểu đường để hỗ trợ việc kiểm soát đường huyết và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Thực phẩm chứa năng Diatarin là thực phẩm chức năng dành cho người tiểu đường được nghiên cứu bởi các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Khoa Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội. Diatarin không chỉ giúp hạ đường huyết một cách an toàn và hiệu quả mà còn giảm các biến chứng của tiểu đường.
Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường