[CẢNH GIÁC] Sự nguy hiểm của tiền tiểu đường mà có thể bạn không biết

676

Bạn vừa đi kiểm tra sức khỏe, thấy lượng đường huyết cao trên mức bình thường?

Gần đây, bạn thấy một số vùng da như khớp ngón tay, nách, đầu gối, khuỷu tay bị tối màu?

Rất có thể, bạn đã mắc tiền tiểu đường – tình trạng lượng đường huyết cao dưới ngưỡng chẩn đoán tiểu đường và trên ngưỡng bình thường. Sự nguy hiểm của tiền tiểu đường là do số đông người chủ quan nghĩ chưa bị tiểu đường là chưa bị bệnh nhưng nếu tình trạng đường trong máu cao thì sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Tiểu đường là bệnh khá nguy hiểm và hiện nay chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn cải thiện một số thói quen, có thể đẩy lùi được tiền tiểu đường, cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể, tránh tiến triển đến giai đoạn bệnh.

Qua bài viết này Diatarin sẽ cho bạn được cái nhìn chung về tiền tiểu đường và giúp bạn đọc cảnh giác đến tiền tiểu đường tránh các nguy hiểm do tiền tiểu đường gây nên.

Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường nghĩa là lượng đường trong máu cao trên mức bình thường, dưới mức tối thiểu để phân loại thành bệnh tiểu đường.

Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường là gì?

Nếu không được can thiệp kịp thời, tiền tiểu đường có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong giai đoạn tiền tiểu đường, cơ thể người bệnh có thể đã bị ảnh hưởng, đặc biệt là tim và hệ tuần hoàn.

Dù nguy hiểm, nhưng việc tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh tiểu đường không phải là không thể tránh khỏi, dưới đây chúng ta sẽ bàn đến các đặc điểm của tiền tiểu đường và cách phòng tránh, điều trị tín hiệu cảnh báo này.

Dịch tễ tiền tiểu đường

Theo thống kê, số lượng người mắc tiền tiểu đường ngày càng tăng và ngày càng trẻ hóa. Đáng báo động, khoảng 30 – 50%  bệnh nhân đường huyết cao không được chẩn đoán.

Trên thế giới, bệnh tiểu đường chiếm khoảng 60 – 70% bệnh nội tiết, mỗi phút có khoảng 6 người tử vong do biến chứng bệnh tiểu đường.

Ở Việt Nam, theo tổ chức Y tế Thế giới, tính đến năm 2000 có 791.653 trường hợp mắc đái tháo đường, dự kiến đến hơn 2.000.000 người vào năm 2030.

Dấu hiệu mắc tiền tiểu đường

Thông thường người mắc tiền tiểu đường không có biểu hiện dấu hiệu rõ ràng. Cho nên rất khó nhận biết, đa số mọi người biết khi đi kiểm tra sức khỏe.

Một trong số ít các dấu hiệu có thể nhận thấy là rối loạn sắc tố da (hay vùng bị tối của da – Nigricans acanthosis). Các bộ phận thường bị ảnh hưởng bao gồm cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối, khớp ngón tay.

Bên cạnh đó, nếu đường huyết của bạn tăng nhiều, bạn có thể lưu tâm đến một số dấu hiệu của tiểu đường tuýp 2 như khát nước, thường xuyên đi tiểu, mệt mỏi, mờ mắt, …

Nguyên nhân mắc tiền tiểu đường

Cho đến nay, Y tế Thế giới vẫn không rõ nguyên nhân chính xác của việc mắc tiền tiểu đường.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số gen có liên quan đến kháng insulin. (Insulin là một hormon tuyến tụy, nhờ insulin mà đường được hấp thu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm giảm lượng đường trong máu. Nếu insulin bị kháng, đường không vào được tế bào sẽ gây tăng đường huyết)

Quá trình phát triển của tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường không phải là một bệnh, mà là một dấu hiệu cảnh báo: “Nếu còn lơ là, bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2”. Đó là khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng quá cao, nhưng cơ thể lại không hấp thu được, các cơ quan càng ngày càng thiếu năng lượng để hoạt động (giống như việc bạn có một bàn đồ ăn trước mắt nhưng lại không được ăn), từ đó suy kiệt và có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, như:

Một số biến chứng nguy hiểm của tiền tiểu đường
Một số biến chứng nguy hiểm của tiền tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Đột quỵ
  • Bệnh thận
  • Cắt cụt chi do loét chi
  • Tăng huyết áp
  • Cholesterol cao (Nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm khác như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch,…

Xem thêm: Biến chứng bệnh tiểu đường: Cơ chế, thời gian biến chứng ở da, ở chân

Đối tượng có nguy cơ mắc tiền tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm, tất cả mọi người đều nên lưu tâm đến tình trạng sức khỏe của mình (có thể dựa vào những dấu hiệu kể trên). Lưu ý, nếu bạn thuộc một trong những đối tượng dưới đây, bạn cần hết sức chú ý đến sức khỏe của mình:

  • Người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường tuýp 2
  • Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ hoặc đã sinh con nặng trên 4 kg
  • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Những người thừa cân, đặc biệt là xung quanh vùng bụng, BMI > 25
  • Những người có lượng cholesterol cao (đặc biệt là nhiều LDL, ít HDL), triglycerides cao
  • Những người không thường xuyên vận động

Các xét nghiệm chẩn đoán tiền tiểu đường

Để chẩn đoán tiền tiểu đường, có 3 xét nghiệm thường được bác sĩ sử dụng:

Thứ nhất, kiểm tra được đề nghị từ Hiệp hội đái tháo đường Mỹ, Châu Âu, Liên đoàn bệnh tiểu đường quốc tế: Glycated hemoglobin (HbA1c) Đo tỷ lệ đường gắn với hemoglobin, protein mang oxy trong máu, lượng đường huyết càng cao thì tỷ lệ gắn càng nhiều. Kết quả khoảng 6 – 6,5% được xem là tiền tiểu đường. Kiểm tra này không chính xác với đối tượng mang thai hoặc có biến thể Hemoglobin.

Thứ hai, đánh giá lượng đường trong máu khi nhịn ăn (Glucose lúc đói IFG): Trước khi đo, bạn cần phải nhịn ăn ít nhất 8h. Nếu lượng đường huyết khoảng 100 – 125 mg/dL ( tương ứng 5,6 – 5,9 mmol/L), bạn được xem là bị tiền tiểu đường. Nếu cao trên 125 mg/dL, bạn được xem là bị bệnh tiểu đường.

Thứ ba, đánh giá lượng đường trong máu sau khi uống đường (Suy giảm dung nạp Glucose IGT): Tương tự IFG, bạn cần phải nhịn ăn ít nhất 8h, sau đó uống dung dịch có đường và đo lại đường huyết sau 2h. Nếu đường huyết của bạn khoảng 140 – 199 mg/dL (7,8 – 11mmol/L), bạn được xem là bị tiền tiểu đường.

Với những người có đường huyết bình thường, nên kiểm tra định kỳ 3 năm một lần.

Nếu có dấu hiệu tiền tiểu đường, bạn nên kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần về đường huyết, HbA1c, cholesterol một số loại. Có thể kiểm tra thường xuyên hơn nếu có yếu tố nguy cơ bổ sung.

Phòng chống và điều trị tiền tiểu đường như thế nào?

Do chưa xác định được rõ nguyên nhân, nên thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tiểu đường. Biện pháp phòng chống và điều trị được xem là hiệu quả nhất chính là xuất phát từ chính bản thân mỗi người – Sống với lối sống lành mạnh, như:

  • Thực phẩm lành mạnh

Bạn nên hạn chế thực phẩm ít chất béo, calo và bổ sung nhiều rau, trái cây, ngũ cốc. Ngoài việc ăn đúng loại, bạn nên kết hợp với việc ăn đúng lúc, kết quả xứng đáng sẽ dành cho bạn: Trẻ máu, đẹp dáng đẹp da, tinh thần minh mẫn, …

  • Hoạt động lành mạnh

Hoạt động 30 – 60 phút mỗi ngày như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi vòng, … Có thể bạn đã thử, nhưng không kéo dài được lâu. Nếu khó để bạn tập liên tục 30 phút hay 60 phút, hãy chia nhỏ nó ra nhiều thời điểm trong ngày.

  • Giảm cân dư thừa
Giảm cân để phòng tránh tiền tiểu đường
Giảm cân để phòng tránh tiền tiểu đường

Cải thiện tình trạng dư thừa cân nặng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, nên tập trung vào thói quen ăn uống và tập luyện.

  • Uống thuốc khi thực sự cần thiết

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi tình trạng bệnh ngày càng xấu đi hoặc có nhiều bệnh lý nền, bệnh mắc kèm và chú ý rằng, không tự ý dùng và ngừng thuốc, luôn sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của Bác sĩ.

Xem thêm: 10+ Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả và dễ thực hiện

Một số câu hỏi thường gặp về tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường có cần uống thuốc không?

Mục tiêu ưu tiên hàng đầu khi điều trị bệnh là không cần dùng thuốc, bên cạnh đó, tiểu đường là bệnh chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thuốc điều trị triệu chứng. Do vậy, tùy vào tình trạng người bệnh, thông thường bác sĩ sẽ yêu cần bạn điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống một thời gian trước. Sau đó, thông qua những lần thăm khám định kỳ để đánh giá hiệu quả và quyết định có nên dùng thuốc hay không.

Tiền tiểu đường thì nên ăn gì?

Tiền tiểu đường nên ăn gì?
Tiền tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ ăn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định đường huyết. Hãy nhớ rằng, bạn nên “ăn uống lành mạnh” cung cấp “đủ” và “cân bằng” dinh dưỡng, không thực hiện chế độ “ăn kiêng thiếu lành mạnh”.

Một số thực đơn có thể gợi ý cho bạn như:

  • Nguồn tinh bột lành mạnh: Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, gạo tím, yến mạch, kiều mạch, mè đen, lúa mỳ, … những loại chứa đủ 3 thành phần: Phôi, nội nhũ, cám), đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, khoai lang… chế biến hạn chế tối đa xào, rán.
  • Nhóm chất đạm: Với mục tiêu loại tối đa mỡ, người đường huyết cao nên ăn thịt cá, thịt da cầm bỏ da, …
  • Nhóm chất béo tốt: Tuy chúng ta hướng tới giảm tối đa dầu mỡ, tuy nhiên, người đường huyết cao có thể sử dụng một số loại chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, olive, …
  • Nhóm rau quả: Rau quả là loại thực phẩm được khuyên dùng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, người đường huyết cao cũng cần lưu ý nên ăn những loại rau quả không quá ngọt và quá nhiều chất béo, chú ý trong cả cách chế biến.
  • Các loại thảo mộc, gia vị, đồ uống: Để thưởng thức món ăn ngon miệng hơn, bạn cũng có thể bổ sung quế, tỏi, ớt, chanh, gừng, rau thơm để tăng thêm hương vị. Nên hạn chế tối đa đồ uống có ga, nhiều đường.

Tiền tiểu đường kiêng ăn gì?

Tiền tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Tiền tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Người mắc tiền tiểu đường cần đặc biệt chú ý trong vấn đề ăn uống. Đặc biệt chú ý với:

  • Đường: Một trong những tôn chỉ trong điều trị tăng đường huyết là nói không với đường: Kẹo, nước giải khát, …
  • Đồ ăn chứa chất béo bão hòa, chất béo trans, cholesterol: Thịt mỡ, thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật, bơ, sữa, sữa dừa, bánh ngọt, đồ ăn sẵn như xúc xích, thức ăn nhanh, … Những loại đồ ăn trên làm cho đường huyết bạn tăng cao khó kiểm soát do cung cấp quá nhiều đường.

Xem thêm: Thực phẩm cho người tiểu đường: Người bệnh nên ăn và kiêng ăn gì?

Tiền tiểu đường có chữa khỏi không?

Đường huyết của bạn có thể trở về bình thường, loại bỏ giai đoạn tiền tiểu đường nếu bạn có chế độ ăn uống lành mạnh, vận động lành mạnh hằng ngày. Không chỉ mang lại lợi ích về đường huyết, nhờ sinh hoạt hợp lý, bạn còn có thể cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe khác như thừa cân, mệt mỏi, mất ngủ, không tập trung, …

Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiền tiểu đường sẽ là nguy hiểm, nếu bạn lơ là với nó. Nó sẽ “trả đũa” bạn bằng bệnh tiểu đường tuýp 2, bằng những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, hãy chú ý đến cơ thể mình, kịp thời chăm sóc, trước khi quá muộn.

Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường

Thực tế, các biến chứng của bệnh tiểu đường đã hình thành từ sớm ngay từ giai đoạn tiền tiều đường. Nếu như bệnh nhân tiền tiểu đường không quan tâm đến việc kiểm soát đường huyết ngay từ các giai đoạn đầu thì khi các biến chứng biểu hiện ra ngoài thì người bệnh đã ở giai đoạn tiểu đường tuýp 2.

Diatarin - Niềm tin cho người tiểu đường
Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường

Các biến chứng nguy hiểm đến với tính mạng của người bệnh đã được nhắc đến ở trên, Diatarin giúp người đái tháo đường hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng ngoài ra các thành phần khác còn giúp ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường.

Diatarin sử dụng công nghệ hướng đích với thành phần của hệ hướng đích là [GA (Berberin – Curcumin)] (hệ chứa Berberin và Curcumin gắn phân tử Glycyrrhizic acid hướng đích vào gan) hạ đường huyết về mức sinh lí một cách bình thường và an toàn. Không gây ra các tác dụng phụ hạ đường huyết quá mức.

Tiền tiểu đường là một tín hiệu báo động nguy hiểm về tình trạng sức khỏe của bạn, từ những chia sẻ trên, hy vọng bạn sẽ rút ra được những thông tin cần thiết trong việc cải thiện đường huyết. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.