Người bị bệnh tiểu đường thường xuyên phải giữ gìn, kiểm soát lượng đường trong máu thật ổn định bằng những chế độ ăn, điều trị vô cùng khắt khe. Nếu không biết kiểm soát hợp lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có nhiễm toan Ceton tiểu đường. Bệnh lý này nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy triệu chứng nhận biết là gì, cách xử trí như thế nào… Bài viết sau, Diatarin sẽ làm rõ cho các bạn.
Nhiễm toan Ceton là gì?
Nhiễm toan Ceton tiểu đường là một biến chứng vô cùng nghiêm trọng đối với người đái tháo đường. Tình trạng này xảy ra khi máu của bệnh nhân chứa quá nhiều acid. Nó thường xuất hiện đối với người mắc bệnh đái tháo đường. Từ việc giảm khả năng sản xuất Insuline của cơ thể có thể dẫn đến nhiều rối loạn chuyện hóa, trong đó có Protid, lipid, đường…
Nhiễm toan Ceton do tiểu đường có các rối loạn nguy hiểm đó là tăng đường huyết, nhiễm Ceton, nhiễm toan cùng với dạng rối loạn điện giải. Hiện tượng nhiễm toan Ceton cần được cấp cứu và theo dõi bằng điều trị tích cực bởi nó có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến bệnh nhân như phù não, hôn mê và nặng có thể làm nạn nhân tử vong.
Triệu chứng, dấu hiệu
Một số biểu hiện thường thấy nếu bệnh nhân bị nhiễm toan Ceton như:
- Mệt mỏi, ý thức không tỉnh táo, mờ mắt.
- Cảm thấy đau bụng, buồn nôn, có thể nôn ra ngoài.
- Khát hiều trong ngày dẫn đến uống nhiều nước, đi tiểu nhiều.
- Bị sụt cân.
- Đường huyết > 13,9 mmol/L (250 mg/dL).
- Nhịp tim tăng, huyết áp bị tụt.
- Có triệu chứng của mất nước: Môi, lưỡi bị khô, da khô nặng.
- Nhịp thở hình thành 4 thì: Hít vào, ngừng thở, thở ra, ngừng thở. Trong hơi thở có mùi táo chín (là mùi của Ceton). Mùi này xuất hiện do phổi đào thảo Aceton thông qua thủy phân Acetoacetat.
- Thân nhiệt bệnh nhân có thể bị giảm nhẹ vì tĩnh mạch ngoài da bị giãn. Biểu hiện này xuất hiện thường ở người bệnh có diễn biến xấu.
Người bệnh cần phải gọi cấp cứu khẩn cấp nếu có các triệu chứng sau:
- Đường huyết thường xuyên vượt ngưỡng 300 mg/dL hoặc 16.7 mmol/L.
- Trong nước tiểu có nồng độ Ceton vượt quá ngưỡng cho phép và không thể giảm.
- Có nhiều hơn 1 triệu chứng của nhiễm toan Ceton do tiểu đường.
- Người bệnh có thể thấy buồn nôn do nhiễm trùng đường ruột.
[NGUY HIỂM] Các biến chứng tiểu đường ở chân và dấu hiệu nhận biết.
Nguyên nhân gây nhiễm toan Ceton đái tháo đường
Người bị nhiễm toan Ceton có thể do những nguyên nhân sau:
- Thiếu Insuline: Nguyên nhân chính của nhiễm toan Ceton là do người bệnh thiếu hụt Insuline trong cơ thể. Có thể do người bị đái tháo đường, không điều trị bằng Insuline hoặc kỹ thuật tiêm không chuẩn.
- Mắc các bệnh lý cấp tính, nhiễm trùng như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiêu hóa, đường tiết niệu, cảm cúm… hay do chấn thương, phẫu thật… Các nguyên nhân này làm cơ thể sản sinh nhiều hormone như: Cortisol, Glucagon, Catecholamine làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Insuline.
- Rối loại thể chất và tâm thần.
- Bị đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Lạm dụng thuốc hạ đường huyết, sử dụng không đúng hướng dẫn.
- Ảnh hưởng từ việc uống rượu không kiểm soát, lạm dụng chất kích thích.
- Có thể do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc lợi tiểu, Corticoid.
- Do ảnh hưởng từ các bệnh nội tiết như cường giáp, u tủy thượng thận, cừng năng tuyến thượng thận…
- Stress cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Chuẩn đoán
Tình trạng này có thể được bác sĩ chuẩn đoán thông qua các kiểm tra sau:
- Khám lâm sàng.
- Xét nghiệm máu (đo nồng độ Ceton, Glucose, Acid và một số thành phần khác trong máu)
- Đo điện giải đồ.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Chụp X-quang.
- Đo điện tâm đồ.
Lưu ý: Những triệu chứng như tụt huyết áp, tâm thần rối loạn, đau bụng rất có thể lẫn với các bệnh lý khác. Vì thế cần phải phân biệt được các rối loạn đó với bệnh nhân nhiễm toan Ceton.
Xem thêm: Hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, cách xử trí, phòng tránh
Điều trị nhiễm toan Ceton ở bệnh nhân tiểu đường
Các phương pháp điều trị bệnh lý nhiễm toan Ceton đái tháo đường chủ yếu bao gồm: Bù Insuline, chống mất nước, Cân bằng lại điện giải và điều trị rối loạn toan kiềm. Cụ thể như sau:
Lập bảng theo dõi điều trị: Để theo dõi quá trình cũng như kế hoạch thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán cho người bệnh liên quan đến phương pháp điều trị.
Bổ sung Insuline:
Chỉ bổ sung Insuline tác dụng nhanh để điều trị cho trường hợp nhiễm toan nghiêm trọng và cần phải sử dụng ngay. Loại Insuline tác dụng nhanh này có thể được sử dụng với liều cao 0,1 đơn vị/kg tiêm tĩnh mạch cả khối. Dau đó có thể dùng liều tương tự nhưng truyền trong 1 giờ liên tục hoặc tiêm bắp từng giờ. Thực hiện việc này sẽ giúp bổ sung Insuline cho bệnh nhân tiểu đường.
Đến khi bệnh nhân tỉnh táo trở lại, có thể ăn được qua miệng thì có thể chuyển sang tiêm Insuline dưới da. Liều lượng được tiêm vào được điều chỉnh căn cứ vào lượng đường trong máu cao hay thấp.
Bổ sung dịch và điện giải:
Ở đại đa số người bệnh bị nhiễm toan Ceton tiểu đường sẽ bị thiếu hụt lượng dịch từ 4 đến 5 lít, cần được bổ sung. Thời gian đầu, dung dịch NaCl 0,9% là lựa chọn tốt nhất giúp bồi phụ cho bệnh nhân nhằm giúp giãn các lòng mạch bị co. Trong giờ đầu tiên, cần truyền ít nhất 1 lít dung dịch NaCl 0,9%. Sau đó, lượng dịch cần được duy trì ở mức 300ml đến 500ml mỗi giờ. Trong quá trình truyền dịch cần theo dõi thường xuyên lượng Kali trong huyết thanh.
Nếu lượng đường huyết > 500mg/dL cần phải sử dụng dung dịch NaCl 0,45% thay vì 0,9% sau giờ đầu tiên. Khi đường huyết giảm xuống thấp hơn 250mg/dL cần dùng Glucose 5% để duy trì nồng độ đường trong máu ở mức 200 – 300mg/dL trong quá trình dùng Insuline để loại bỏ Ceton ra khỏi máu.
Lưu ý cần phải đảm bảo bổ sung đủ lượng dịch cần thiết cho cơ thể. Nếu bổ sung không đủ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh. Nhưng nếu bổ sung nhiều quá có thể làm bệnh nhân bị suy hô hấp hoặc phù não.
Bổ sung Kali:
Trên khảo sát, có đến 5% bệnh nhân nhiễm toan Ceton đái tháo đường có hiện tượng hạ Kali máu. Kali giảm nguyên nhân chủ yếu do nôn ói hoặc tiểu nhiều làm mất điện giải. Bệnh nhân có thể bị thiếu tới 3 đến 6 mmol/kg, nghiêm trọng hơn có thể lên đến 10 mmol/kg.
Khi lượng Kali trong máu dưới 5,5 mmol/l và bệnh nhân không bị vô niệu thì cần dùng ngay Kali khi mới bắt đầu điều trị. Với người có lượng Kali trong máu là 4 – 5 mmol/l thì cần bổ sung Kali với lượng ban đầu là 15 đến 20 mmol/h (khoảng 1g KCl/1h). Có thể sử dụng với liều cao hơn, tới 30 – 40 mmol/h nếu bệnh nhân bị hạ Kali máu ngay từ đầu.
Bình thường, trong vòng 24 giờ đầu cần bổ sung khoảng 10 đến 30g KCl. Khi sức khỏe đã được hồi phục, có thể tự ăn uống, bệnh nhân có thể sử dụng các thực phẩm chứa nhiều Kali như nho, chuối, nước ép cà chua…
Bổ sung Phosphat:
Trường hợp phải bổ sung Phosphat rất ít khi xảy ra ở bệnh nhân nhiễm toan Ceton đái tháo đường. Nhưng nếu lượng Phosphat trong máu giảm xuống dưới 0,35mmol/L trong thời gian điều trị bằng Insuline thì cần bổ sung nhưng với lượng nhỏ bằng muối Phosphat.
Điều trị nhiễm khuẩn kết hợp: Có thể chỉ định ebenhj nhân sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn.
Xem thêm: Bệnh võng mạc tiểu đường: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị hiệu quả
Phòng ngừa nhiễm toan Ceton đái tháo đường
Bệnh nhân cần phải kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ ăn cũng như các hoạt động thể dụng thể thao lành mạnh, khoa học theo đúng hướng dẫn từ các chuyên gia.
Bệnh nhân cần biết cách kiểm tra đường huyết và Ceton trong nước tiểu. Cần kiểm soát Glucose và Ceton trong máu nếu bị ốm hoắc Stress.
Nếu xuất hiện Ceton niệu nặng cùng với Glucose niệu trong nhiều lần xét nghiệm, người bệnh cần bổ sung Insuline cùng kết hợp với các đồ ăn lỏng như nước luộc thịt chứa ít muối, nước cà chua để bổ sung chất điện giải và dịch cho cơ thể.
Bệnh nhân đái tháo đường cần liên hệ với chuyên gia điều trị nếu phát hiện thêm bệnh khác. Có Ceton niệu kéo dài, đau bụng, tiêu chảy, sốt, lượng đường trong máu tăng cao, Ceton trong nước tiểu kéo dài. Đặc biệt trong trường hợp nghiêm trọng là bị nôn ói hoặc đã điều trị liều, tốc độ tiêm truyền Insuline nhưng tình trạng không đươc cải thiện.
Người bệnh không được tự ý điều chỉnh liều Insuline hoặc tự bỏ thuốc.
Nhiễm toan Ceton ở bệnh nhân tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm ở căn bệnh này. Nó có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy nếu bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ cần ngay lập tức liên hệ tới bác sĩ để thăm khám, chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều quan trọng là người tiểu đường cần phải biết chủ động phòng ngừa, kiểm soát tốt lượng đường trong máu, hạn chế các biến chứng tiểu đường có thể xảy ra.
Diatarin là một sản phẩm được áp dụng công nghiệ hướng địch GA nhằm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tại gan. Đây là công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học của Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam kết hợp với khoa Y Dược của ĐH Quốc Gia cùng các dược sĩ của Đại học Dược Hà Nội.
Thành phần chính của hệ hướng đích này là Berberin và Curcumin đều gắn vào phân tử Glycyrrhizic Acid hướng đích tới gan. Với công nghệ bào chế tới các hạt nano kích thước từ 50 đến 70nm, hệ hướng đích GA đã được công nhận bởi nhiều chuyên gia của Đại học Y Hà Nội.
Với sự kết hợp của hệ GA cùng với một số chất chống biến chứng khác như Quecertin, Rutine… điển hình trong phòng ngừa các biến chứng về tim mạch, biến chứng có tỉ lệ gây tử vong cao nhất đối với người bị bệnh tiểu đường. Diatarin đem lại rất nhiều hiệu quả cho bệnh nhân bị đái tháo đường với tác dụng tương đương với Diamicron. Không những giúp ổn định đường huyết hiệu quả, sử dụng Diatarin vô cùng an toàn, không gây tác dụng phụ nguy hiểm đến người bệnh.