Tiểu đường đang ngày trở thành một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm với nhiều người. Đây là một căn bệnh mạn tính và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì chế độ ăn đống một vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, các nhà sản xuất đang chú ý đến việc sản xuất ra các loại đường dành cho bệnh nhân đái tháo đường. Hãy cùng Diatarin tìm hiểu về loại đường đặc biệt này dưới đây.
Tại sao bệnh nhân tiểu đường cần dùng đường riêng?
Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Nguyên tắc trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế tối đa lượng đường và tinh bột cho vào cơ thể bởi chúng có thể gây tăng đường huyết đột ngột và gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như biến chứng thần kinh, biến chứng mắt, biến chứng tim mạch hay thận,…
Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường lại gặp khó khăn rất lớn trong chế độ ăn kiêng ngọt bởi đường là một trong những gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chính bởi thế, thay vì việc sử dụng đường mía, đường đen thông thường, bệnh nhân tiểu đường cho thể lựa chọn loại đường dành riêng cho mình.
Lợi ích của việc dùng đường nhân tạo với người bệnh tiểu đường
Hầu hết các loại đường dành cho người đái tháo đường đều có độ ngọt cao nhưng lại không mấy ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của máu. Nhờ đó mà bệnh nhân tiểu đường có thể an tâm sử dụng mà không phải lo lắng về mức đường huyết trong máu.
Ngoài ra, các loại đường đặc biệt này có hàm lượng calo rất thấp nên không ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường.
Xem thêm: Thực phẩm cho người tiểu đường: Người bệnh nên ăn và kiêng ăn gì?
Các loại đường tốt nhất cho người tiểu đường
Đường Stevia
Là một loại đường có độ ngọt do được chiết xuất từ một loại cỏ ngọt thuộc họ Asteraceae nên còn có tên gọi là đường cỏ ngọt. Loại đường này đã được cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ cấp phép cho sử dụng với bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân có nguy cơ mắc tiểu đường. Tuy nhiên tính an toàn của lá cây và các chiết xuất Stevia hiện vẫn chưa được khẳng định nên chưa được FDA thông qua.
Đường Stevia có độ ngọt cao gấp 300 lần so với loại đường thông thường nhưng không chứa calo nên duy trì ổn định nồng độ đường huyết trong cơ thể.
Theo một nghiên cứu cho thấy, nhiều người giảm lượng ăn sáng sau khi sử dụng đường Stevia, đồng thời chỉ số đường máu của họ cũng hạ thấp hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng các chất tạo ngọt không chứa Stevia thì lượng đường máu lại tăng vọt do cơ chế bù trừ của cơ thể.
Liều lượng cho phép của loại đường này là 7,9 mg/kg/ngày.
Theo thống kê cho thấy loại đường này vẫn còn tồn dư vị đắng nên gây khó chịu cho một số người khi sử dụng, nhiều người bị đầy hơi, buồn nôn khi mới sử dụng.
Giá bán của loại đường này trên thị trường hiện nay khá là đắt.
Đường Saccharin
Là một loại đường thích hợp dùng để thay thế cho đường thông thường, có độ ngọt cao gấp 500 lần đường mía thông thường.
Dạng hạt và tinh thể trắng.
Loại đường này không tạo ra calo, không bị phân hủy bởi nhiệt, qua ống tiêu hóa mà không bị hấp thu, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin và nồng độ đường huyết trong cơ thể nên bệnh nhân có thể an tâm khi sử dụng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm cân ở những người bị béo phì do không chứa calo.
Liều lượng cho phép của loại đường này là 15 mg/kg/ngày.
Đường Saccharin đã được WHO và FDA thông qua. Saccharin được tìm thấy nhiều trong kem đánh răng, thuốc, nước súc miệng hay là các món nướng, mứt, hoa quả,.. rất thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường.
Nhược điểm: có vị chát, khi bị phân hủy bởi nhiệt độ hoặc acid sẽ giải phóng phenol gây mùi vị khó chịu cho thức ăn.
Lưu ý: không nên sử dụng đường Saccharin cho phụ nữ có thai vì một số khảo sát cho thấy nó không an toàn cho bà mẹ và thai nhi. Nếu sử dụng loại đường này quá liều lượng sẽ dẫn đến tăng cân do khi không đủ năng lượng sẽ kích thích lên trung tâm đói vùng dưới đồi gây cảm giác thèm ăn.
Giá bán: khoảng 24000 đồng/4 mg.
Xem thêm: [Đánh giá] Top 8 loại sữa phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường
Đường Sucralose
Có tên gọi khác là đường Splenda, Cukr, Nevella, Supraplus,…dành cho bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường typ 2.
Loại đường này có độ ngọt cao gấp 600 lần đường kính thông thường, khá bền với nhiệt độ, không bị đổi màu và mất ngọt ở nhiệt độ cao nên thích hợp sử dụng nêm nếm trong các món ăn chế biến nhiệt độ cao như làm bánh.
Sử dụng đường Sucralose với hàm lượng vừa phải không ảnh hưởng tới hàm lượng insulin và nồng độ đường huyết trong cơ thể. Công dụng này đã được chứng minh bởi một nghiên cứu trên 17 người bình thường, khỏe mạnh không có bất cứ thay đổi đường huyết nào khi sử dụng Sucralose kéo dài.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, ở nhiệt độ cao như trong lò nướng bánh, khi Sucralose tiếp xúc với glycerin sẽ phản ứng và sản sinh ra một chất có hại tên là chlorocloropanol, chất này làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Hiện kết quả này vẫn đang được xác minh. Hơn nữa, khả năng làm giảm cân của Sucralose có hay không hiện vẫn chưa rõ.
Liều lượng cho phép của loại đường này là 5 mg/kg/ngày.
Đường bắp dành cho người tiểu đường – Đường Corn Slim
Có độ ngọt cao gấp 150- 200 lần so với đường mía thông thường.
Loại đường này giúp bổ sung calo tối thiểu, ngăn ngừa tăng đường huyết, hạn chế các bệnh lý về tim mạch và biến chứng tiểu đường.
Liều lượng cho phép của loại đường này là 50 mg/kg/ngày.
Thành phần: đường ngô XOS và đường sorbitol, hương ngô tự nhiên.
Giá bán: 57000 đồng/50 gói, 250gr/1 gói.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ phòng, tránh nơi có nhiệt độ cao, để xa tầm tay trẻ em.
Đường Aspartame
Đây là loại đường dành cho người tiểu đường được nhiều người ưa chuộng, được biết đến là một chất tạo ngọt nhân tạo không có giá trị dinh dưỡng với độ ngọt cao gấp 200 lần loại đường kính thông thường.
Đường Aspartame được bán trên thị trường với nhiều thương hiệu khác nhau, điển hình là Nutrasweet và Equal.
Loại đường này được cho rằng thẩm thấu rất ít vào trong tế bào nên hầu như không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của cơ thể.
Liều lượng cho phép của loại đường này là 50 mg/kg/ngày.
Lưu ý: loại đường này dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên không được sử dụng để chế biến trên bếp mà thường được thêm vào khi chế biến xong hoặc để ăn kèm. Không sử dụng loại đường này cho các bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa phenylketonuria (PKU).
Cần cẩn trọng khi sử dụng đường Aspartame do có thể gặp các tác dụng phụ mệt mỏi, đau đầu, dị ứng, nổi mẩn,… dễ xuất hiện khi dùng quá liều lượng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến bệnh bạch cầu, ung thư vú…
Đường Acesulfame K
Là một dạng acid hữu cơ sinh ra từ giấm, có công thức hóa học là 6-methyl-1 ,2,3-oxathiazin-4 (3H)- one-dioxide
Đây là loại đường dành cho người tiểu đường được nhiều người ưa chuộng, với độ ngọt cao gấp 200 lần loại đường kính thông thường.
Tuy nhiên, trong loại đường này vẫn còn tồn dư vị đắng nên gây khó chịu cho một số người sử dụng.
Liều lượng cho phép của loại đường này là 15 mg/kg/ngày.
Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường
Đường Neotame
Là một loại đường siêu ngọt, có độ ngọt cao gấp 2000 lần các loại đường thông thường. Loại đường này đã được cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ cấp phép sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường vào 2002. Đến nay đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Liều lượng cho phép của loại đường này là 0,3 mg/kg/ngày.
Một ưu điểm khác của loại đường này sử dụng cho cả phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, kể cả trẻ em.
Đường dành cho người tiểu đường bán ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, các loại đường ăn kiêng được bán phổ biến tại các cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc, trung tâm thương mại, thậm chí là các website trên mạng. Tuy nhiên để mua được mặt hàng chất lượng, bạn nên chọn mua ở nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đáng tin cậy.
Thực tế, khi bệnh nhân chủ quan trong ăn uống, vẫn sử dụng đường kính thông thường mà không quen dùng đường ăn kiêng sẽ nhanh chóng làm tăng đường huyết thường xuyên và dẫn đến các biến chứng nặng nề. Khi nồng độ glucose máu tăng cao, kết hợp với suy giảm đề kháng sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển gây nhiễm khuẩn.
Hơn nữa, tăng glucose mạn tính kéo dài gây tăng cholesterol xấu làm tổn thương màng đáy, tăng tính thấm thành mạch, dễ bị xơ vữa động mạch, gây biến chứng võng mạc, thận,… Nghiêm trọng hơn nữa các biến chứng này có thể dẫn đến hôn mê, tử vong, suy kiệt toàn bộ cơ thể,…
Chính vì vậy mà bệnh nhân tiểu đường ngoài kiêng khem theo chế độ riêng thì luôn phải bổ sung các thực phẩm chức năng để đưa lượng đường huyết về mức ổn định và ngăn chặn các biến chứng của bệnh.
Diatarin là một loại sản phẩm do các nhà khoa học của viện Hóa Học- Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam cùng với các dược sĩ khoa y dược đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội nghiên cứu sản xuất. Đây là sản phẩm được chế tạo trên công nghệ hướng đích tới quá trình tân tạo đường ở gan.
Diatarin được chế tạo dưới dạng tiểu phân nano, có thành phần chính là hệ hướng đích gồm Berberin và Curcumin. Berberin từ lâu đã được biết đến là một dược chất được chiết xuất từ cây vàng đắng ở Việt Nam có công dụng trong chống nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hai hoạt chất này phối hợp với nhau làm hạ đường máu, giảm lipid máu và chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ra, trong thuốc còn bổ sung thêm Rutin và Quercetin có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá và kháng histamin, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch, biến chứng mắt, thận,… Rutin còn giúp loại bỏ Cholesterol xấu, tăng tính đàn hồi của thành mạch, chống viêm, chống ung thư, chống nhiễm khuẩn hiệu quả.
Hiện nay, Diatarin được các nhà khoa học đánh giá có tác dụng hiệu quả hơn Diamicron- một loại thuốc phổ biến điều trị đái tháo đường trên thị trường hiện nay. Bởi loại thuốc này hoạt động theo cơ chế không phụ thuộc insulin, mà hướng tới đích tân tạo glucose ở gan. Loại thuốc này được cho là an toàn, hiệu quả và không gây hạ đường huyết quá mức.