Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp có lưu ý gì? Hướng dẫn cách dùng

386

Đậu bắp, hay còn được gọi là mướp tây, bắp chà, bụp bắp, là loại rau quen thuộc được nhiều người nội trợ sử dụng trong các bữa cơm gia đình, nhất là trong những ngày hè nắng nóng. Đặc biệt, loại rau này từ lâu còn được nhiều người biết đến với công dụng chữa bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây, Diatarin sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp.

Tác dụng chữa tiểu đường của đậu bắp

Tác dụng chữa tiểu đường của đậu bắp
Đậu bắp có tác dụng gì trong chữa bệnh tiểu đường?

Theo các nghiên cứu khoa học, trong đậu bắp có chứa hàm lượng dồi dào các khoáng chất và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin B1, vitamin C, canxi, folacin,…. Ngoài ra, đậu bắp còn rất giàu chất xơ và chất nhầy. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên loại rau này được nhiều người sử dụng thường xuyên để hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường mà đây là phương pháp có cơ sở để áp dụng.

Đậu bắp giúp ổn định đường huyết

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, trong đậu bắp có chứa Myricetin, một thành phần làm tăng khả năng hấp thu glucose từ các tế bào cơ. Bên cạnh đó, đậu bắp cũng có khả năng kích thích tổng hợp insulin từ tuyến tụy, giúp cung cấp lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Nhờ vậy, thực phẩm này có tác dụng giúp làm giảm lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường hiệu quả.

Ngoài ra, đậu bắp còn cung cấp cho bạn một lượng lớn chất xơ bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Lượng chất xơ này làm chậm quá trình hấp thu glucose trên đường tiêu hóa, giúp ổn định đường huyết, ngăn không cho lượng đường trong máu tăng cao đột biến sau bữa ăn.

Đồng thời, chất xơ trong đậu bắp còn có thể giúp bạn no lâu hơn, kết hợp với hàm lượng calo thấp trong loại rau này sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả trong bệnh tiểu đường.

Đậu bắp giúp ngăn ngừa biến chứng về tim mạch

Tác dụng chữa tiểu đường của đậu bắp
Đậu bắp giúp ngăn ngừa biến chứng về tim mạch

Trong đậu bắp có chứa lượng lớn chất nhầy. Thành phần này đã được chứng minh có hiệu quả rất tốt trong việc giúp nhuận tràng, giảm đau, giảm viêm sưng và hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày. Ngoài ra, chất nhầy còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, bệnh lý được coi là phổ biến và gây nguy cơ tử vong cao đối với bệnh nhân tiểu đường.

Chất nhầy trong đậu bắp có khả năng hấp thu cholesterol trong thực phẩm và trong muối mật. Chất nhầy sẽ giữ lại cholesterol trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, những phân tử cholesterol dư thừa vượt ngưỡng cho phép cũng được hấp thu rồi thải ra ngoài theo phân.

Nhờ tác dụng của chất nhầy mà đậu bắp giúp duy trì được lượng cholesterol trong máu bạn ở mức ổn định, tránh tăng cholesterol máu. Điều này có ý nghĩa rất tốt đối với người bệnh tiểu đường, giúp ngăn ngừa được nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Đậu bắp giúp cải thiện hệ thống miễn dịch

Người bệnh tiểu đường rất dễ gặp phải các biến chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do đường huyết cao và suy giảm khả năng đề kháng. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh mãn tính này thì đậu bắp sẽ là thực phẩm tốt dành cho hệ thống miễn dịch của bạn.

Trong đậu bắp có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, đặc biệt là vitamin C và các chất chống oxy hóa. Các thành phần này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, chất xơ trong đậu bắp còn giúp cải thiện hệ vi khuẩn có lợi và cần thiết trong đường ruột, nhờ vậy rất hiệu quả trong việc xây dựng khả năng chống lại virus và nhiễm trùng của cơ thể. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm đậu bắp vào khẩu phần ăn của mình để ngăn ngừa biến chứng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do các vi khuẩn gây bệnh cơ hội.

Xem thêm: 10+ Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả và dễ thực hiện

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp

Đậu bắp là loại thực phẩm phổ biến và giá rẻ. Bạn có thể dễ dàng mua được loại rau này tại các chợ, siêu thị… để chế biến và sử dụng. Dưới đây là các cách dùng đậu bắp để hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường mà bạn có thể dễ dàng thực hiện được tại nhà.

Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp ngâm lấy nước uống

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp
Ngâm đậu bắp lấy nước uống

Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện mà lại rất an toàn. Bạn chỉ cần sử dụng đậu bắp mà không cần thêm nguyên liệu nào khác. Cách làm như sau:

– Chuẩn bị 2 quả đậu bắp tươi non. Đem rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và phần cuống.

– Bổ đậu bắp theo chiều dọc rồi cho vào hũ thủy tinh chứa nước lọc, đậy nắp kín rồi ngâm qua đêm.

– Sáng hôm sau, khi thấy có chất nhầy trong nước ngâm thì bạn lọc bỏ bã, chắt lấy nước uống trước khi ăn sáng 15 – 20 phút.

Thực hiện phương pháp trên đều đặn trong 2 tuần sẽ giúp ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường.

Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp sắc lấy nước uống

Cách làm như sau:

– Chuẩn bị 500g đậu bắp tươi hoặc 100g cây đậu bắp khô.

– Đem phần đậu bắp này sắc với nước đến khi cô đặc lại còn khoảng 1 lít nước.

– Dùng nước này uống trong ngày.

Thực hiện đều đặn hàng ngày để duy trì đường huyết ở mức an toàn và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp kết hợp với lá ổi, lá sa kê

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng đậu bắp
Kết hợp đậu bắp với lá ổi, lá sa kê

Đậu bắp không chỉ được dùng một mình mà đôi khi còn được kết hợp với các nguyên liệu khác để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Lá ổi, lá sa kê rất hiệu quả trong việc hạ đường huyết, lợi tiểu, kết hợp với đậu bắp sẽ trở thành bài thuốc dân gian chữa tiểu đường rất tốt và được nhiều người sử dụng. Cách làm như sau:

– Chuẩn bị 50 – 100g lá sa kê vàng, 100g đậu bắp, 20g lá ổi tươi.

– Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước. Có thể vò sơ qua phần lá sa kê và lá ổi.

– Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm 2 lít nước sạch vào rồi sắc đến khi thấy còn khoảng 500ml thì tắt bếp.

– Lấy phần nước vừa sắc chia thành nhiều lần để uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng đậu bắp chữa bệnh tiểu đường

Đậu bắp đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt và tránh các tác động xấu, khi sử dụng đậu bắp cần lưu ý những điều sau:

– Không nên sử dụng quá nhiều đậu bắp. Việc dùng lượng lớn đậu bắp sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

– Trong đậu bắp có chứa lượng lớn oxalate, nếu dùng quá nhiều sẽ gây nguy cơ bị sỏi thận dạng calcium oxalate. Vì vậy, người từng bị sỏi thận không nên ăn đậu bắp để tránh nguy cơ tái phát bệnh.

– Người có triệu chứng bị đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên dùng đậu bắp vì vitamin K trong thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây nguy hiểm.

– Đậu bắp có chứa solanine là thành phần không tốt cho bệnh nhân đau khớp, viêm khớp. Do đó, người bị các bệnh lý về khớp cần chú ý khi sử dụng thực phẩm này.

Lưu ý khi sử dụng đậu bắp chữa bệnh tiểu đường
Solanine trong đậu bắp không tốt cho bệnh nhân đau khớp, viêm khớp

– Người có vấn đề ở đường ruột không nên dùng đậu bắp vì loại rau này có nhiều fructans dễ gây tình trạng đầy hơi hay tiêu chảy.

– Người đang sử dụng thuốc Metformin nên tránh ăn đậu bắp do đậu bắp có thể làm giảm tác dụng và khả năng hấp thu thuốc của cơ thể.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ và sinh hoạt khoa học. Không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích, thực phẩm giàu tinh bột, đường, chất béo trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Thường xuyên kiểm tra, theo dõi đường huyết để kiểm soát tình trạng bệnh.

Tóm lại, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh khả năng chữa bệnh tiểu đường của đậu bắp. Vì vậy, chỉ nên coi đây là phương pháp hỗ trợ điều trị, không sử dụng thay thế các phác đồ điều trị tiểu đường. Ngoài ra, hiệu quả của phương pháp này đối với mỗi người cũng không giống nhau, phụ thuộc vào cơ địa, cách dùng và thời gian sử dụng. Để đạt hiệu quả mong muốn, bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán bệnh. Các biến chứng trong bệnh tiểu đường thường xuất hiện rất sớm và chỉ biểu hiện khi đã tiến triển nặng. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ khiến các biến chứng này trầm trọng hơn, gây ra các bệnh lý nguy hiểm như bệnh lý võng mạc, suy tim, suy thận, nhiễm trùng, bệnh lý bàn chân…

Xem thêm: Hột é trị bệnh tiểu đường có hiệu quả? Lưu ý khi sử dụng

Diatarin hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường

Việc kiểm soát đường huyết về gần mức sinh lý bình thường và sử dụng các sản phẩm có thành phần ngăn ngừa biến chứng là rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Diatarin chính là sản phẩm giúp bạn làm được điều đó. Diatarin có khả năng giảm nhanh đường huyết an toàn cùng với bổ sung các chất chống oxy hóa, chống biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Diatarin - Niềm tin cho người tiểu đường
Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường

Các tác dụng đặc biệt của Diatarin là nhờ ứng dụng công nghệ hướng đích quá trình tân tạo glucose tại gan, với thành phần chính là Hệ hướng đích [GA (Berberin – Curcumin)]. Hệ được bào chế dưới dạng các hạt nano kích thước siêu nhỏ (chỉ 50 – 70nm) và là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội, Khoa Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Ngoài Berberin có khả năng giúp giảm đường huyết, giảm lipid máu, kháng viêm và chống oxy hóa, thành phần trong Diatarin còn bao gồm Rutin, Quecertin. Đây là các hợp chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm các biến chứng ở người bệnh tiểu đường, đặc biệt là biến chứng về tim mạch, mạch máu lớn. Đó là các bệnh lý phổ biến và nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân tiểu đường, có khả năng gây tử vong ở 80% người mắc bệnh này.

Kết quả đánh giá tác dụng của Diatarin tại trường Đại học Y Hà Nội cho thấy rằng tác dụng của sản phẩm này tương đương với tác dụng của Diamicron, một thuốc điều trị tiểu đường phổ biến hiện nay. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, Diatarin cũng không gây hạ đường huyết quá mức, một tác dụng phụ nguy hiểm của các thuốc điều trị tiểu đường. Vì vậy, Diatarin sẽ là sản phẩm an toàn và hiệu quả mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng.

Tài liệu tham khảo

  1. Benefits of Okra for Diabetes
    https://www.healthline.com/health/diabetes/okra
  2. Is okra good for diabetes?
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/311006