Cách chăm sóc răng miệng hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường

364

Đái tháo đường gây nên những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, thận và thần kinh. Một trong số đó phải kể đến các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, loét miệng, nhiễm khuẩn… Các vấn đề về răng miệng tác động ngược lại đến bệnh tiểu đường tạo nên một vòng tuần hoàn làm bệnh ngày càng nặng hơn. Do đó, chăm sóc răng cho bệnh nhân đái tháo đường là việc làm cần thiết ngay từ thời kỳ đầu mắc bệnh. Diatarin sẽ cùng các bạn đề ra cách chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường hiệu quả nhất.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng ra sao đến răng miệng?

Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường dẫn đến các vấn đề về răng miệng gồm nhiều quá trình, trong đó phải kể đến:

  • Bình thường, hàm lượng các thành phần trong nước bọt luôn giữ ở mức cân bằng để đảm bảo cho hoạt động nhai, nuốt, nghiền nhỏ thức ăn… Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong nước bọt tăng cao tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và làm chết các vi khuẩn chí bình thường trong cơ thể. Khi thức ăn được nghiền nhỏ trong miệng, sẽ bị các vi khuẩn có hại này kết hợp với thức ăn tạo nên các mảng bám, gây sâu răng và khiến hơi thở có mùi.
  • Đồng thời, lượng glucose máu tăng kéo dài khiến các tế bào bạch cầu, đại thực bào bị tổn thương, làm cơ thể bị suy giảm miễn dịch, từ đó tăng khả năng nhiễm trùng răng nướu. Hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng khiến cơ thể không cảm thấy đau, đến khi có cảm giác đau thì bệnh đã tiến triển nặng, đặc biệt là bệnh nha chu và viêm nướu.
  • Đường huyết tăng cao chèn ép mạch máu, các mạch máu lớn bị xơ vữa làm giảm lưu lượng tuần hoàn đến nuôi dưỡng nướu răng gây nên các vấn đề về nướu.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng ra sao đến răng miệng?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng ra sao đến răng miệng?

Những bệnh răng miệng thường gặp khi tiểu đường

Một số biến chứng răng miệng hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường là:

  • Sâu răng: Các vi khuẩn có hại trong miệng sẽ thải ra các sản phẩm có bản chất là acid, làm tổn thương men răng, tạo nên những lỗ thủng ở răng. Tạo nên khoảng trống để thức ăn càng bám vào đó và không được rửa trôi đi gây nên sâu răng. Ngoài ra, tình trạng khô miệng ở bệnh nhân đái tháo đường làm tăng quá trình hình thành những mảng bám làm sâu răng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Viêm nướu răng: Các mảng bám do vi khuẩn và thức ăn hình thành, qua thời gian khi không được rửa sạch chúng sẽ tạo thành cao răng. Cao răng kích thích nướu răng, làm nướu răng dễ chảy máu dưới các tác động của tăm xỉa và bàn chải, gây nên viêm nướu răng.
  • Bệnh nha chu: viêm nha chu là giai đoạn phát triển tiếp theo của viêm nướu răng khi không được chữa trị kịp thời. Bệnh nha chu làm phá hủy mô mềm, mô nâng đỡ. Các túi nướu chứa đầy vi khuẩn và sinh mủ gây nên những hậu quả nghiêm trọng: tụt lợi, răng bị lung lay và rụng dần đi. Viêm nha chu tác động trở lại càng tăng đường huyết và gây nên những biến chứng đến tim, mắt, thận và thần kinh.
  • Bệnh tưa miệng: Bình thường, một số loài nấm vẫn tồn tại tự nhiên trong miệng, nhưng nhờ nước bọt, hệ vi khuẩn có lợi và việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ làm các loài nấm đó không có cơ hội để phát triển. Ở các bệnh nhân đái tháo đường, sự giảm tiết nước bọt làm miệng khô và tạo điều kiện cho các vi nấm có hại phát triển. Nguy cơ càng tăng lên ở những người hút thuốc lá hay sử dụng kháng sinh trong thời gian dài. Tưa miệng là do nấm Candida gây nên. Biểu hiện của tưa miệng là việc xuất hiện những đốm trắng và đỏ trên lưỡi, cảm giác đau trong miệng và những vết thương hở.
  • Khô miệng: Đây là một biểu hiện đặc trưng ở bệnh nhân tiểu đường. Sự giảm tiết nước bọt làm miệng của bệnh nhân thường bị khô. Ngoài ra, còn do việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường… Khô miệng tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển trong răng miệng và gây nên những bệnh lý kể trên.

    Những bệnh răng miệng thường gặp khi tiểu đường
    Những bệnh răng miệng thường gặp khi tiểu đường

Biểu hiện của các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường

Tùy theo giai đoạn bị bệnh, các biểu hiện về bệnh răng miệng của bệnh nhân đái tháo đường có thể phát sinh và ngày càng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Răng bị lung lay, rụng răng, có các lỗ hổng ở nướu răng
  • Chân răng dễ bị chảy máu dưới tác động của tăm xỉa hay bàn chải đánh răng.
  • Xuất hiện cảm giác đau buốt khi nhai.
  • Nướu bị sưng đỏ và có mủ.
  • Miệng có mùi hôi dù luôn được vệ sinh hằng ngày.
  • Lợi tách ra khỏi răng làm răng dài hơn.
  • Có nhiều cao răng, mảng bám khiến răng đen, ố vàng.

Xem thêm: [Chia sẻ] Chế độ ăn uống phù hợp với các bệnh nhân tiểu đường

Cách chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường

Những biến chứng của bệnh đái tháo đường lên răng miệng đặt ra yêu cầu về việc chăm sóc răng miệng là điều vô cùng quan trọng với bệnh nhân. Các công việc cần làm đó là:

  • Kiểm soát lượng đường huyết: thông qua việc khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ nội khoa, theo dõi, kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên. Tuân thủ chỉ dẫn của các chuyên gia về thuốc điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.
  • Uống nhiều nước để tránh khô miệng và sử dụng kẹo cao su không đường để kích thích miệng tiết nước bọt.
  • Vệ sinh răng và nướu thường xuyên, đúng cách:
  • Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày.
  • Lựa chọn kem đánh răng là việc làm cần thiết vì hiện nay, các nhà khoa học đang có những sự tranh luận xung quanh vấn đề chất titan dioxit (chất làm trắng) trong kem đánh răng làm tăng nguy cơ gây đái tháo đường typ 2. Do đó, người bị tiểu đường nên hạn chế các loại kem đánh răng làm trắng răng, đồng thời nên sử dụng các sản phẩm có chứa flo để loại bỏ khả năng sâu răng, viêm nướu.
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng: ưu tiên các bàn chải đánh răng có đầu nhỏ, lông mềm nhằm hạn chế việc chảy máu lợi, chảy máu ở chân răng.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ các mảng bám, thức ăn bị giữ lại trong răng thay vì sử dụng tăm xỉa như bình thường.
  • Dùng nước muối sinh lý để súc miệng sau khi ăn.
  • Hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng tới răng miệng:
  • Không hút thuốc. Vì khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ gây viêm nha chu và tưa miệng.
  • Hạn chế ăn các đồ ngọt, đồ ăn nhiều tinh bột để tránh tăng đường huyết.
Cách chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường
Cách chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên khám nha khoa định kỳ:

  • Trước hết, phải cung cấp đầy đủ thông tin cho nha sĩ về bệnh đái tháo đường để đảm bảo phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng liên quan đến răng miệng.
  • Làm sạch vôi răng 6 tháng 1 lần.
  • Để ngăn ngừa các tác nhân khiến chảy máu nướu, chảy máu chân răng, bệnh nha chu ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Để được hướng dẫn về các quá trình chăm sóc răng gồm cách chải răng, cách sử dụng chỉ nha khoa, cách súc miệng, loại bỏ thức ăn và các mảng bám vi khuẩn.

Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường

Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường

  • Chải răng đúng cách: Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu để lông bàn chải tiếp xúc với cả răng và nướu. Không được chải răng theo chiều ngang với lực quá mạnh vì sẽ làm tổn thương nướu và các vi khuẩn, thức ăn không được rửa trôi. Đặc biệt, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh làm rách, chảy máu nướu vì răng miệng của người tiểu đường rất dễ tổn thương.
  • Theo Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (ADA), bàn chải chỉ nên được sử dụng trong thời gian 3 – 4 tháng. Càng để lâu, bàn chải càng giảm hiệu quả sử dụng và là môi trường lý tưởng lưu giữ các loài vi khuẩn có hại cho răng.
  • Khi sử dụng hàm giả tháo lắp: Nên được làm sạch hằng ngày để thức ăn không lưu lại lâu trên hàm giả. Không lắp hàm giả khi đi ngủ vì quá trình vận động không kiểm soát có thể làm tổn thương răng miệng. Khi thấy hàm giả không đạt chất lượng mong muốn (quá lỏng hoặc quá chật) cần thay hàm mới để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc đang sử dụng điều trị tiểu đường: nha sĩ cần biết bạn đang sử dụng loại thuốc điều trị đái tháo đường nào vì có thể loại thuốc đó khiến tình trạng khô miệng của bệnh nhân xảy ra. Đồng thời, nha sĩ sẽ giới thiệu cho bạn những loại thuốc hạn chế bớt tình trạng khô miệng đó.

Răng miệng luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bệnh đái tháo đường. Do đó, chăm sóc răng miệng tốt giúp hạn chế tối đa những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra. Đồng thời, sẽ bảo vệ cho bạn một nụ cười tươi sáng và hàm răng chắc khỏe.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Các bài tập hiệu quả nhất cho bệnh nhân đái tháo đường

Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường
Lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường

Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường kết hợp sử dụng Diatarin

Một trong số các biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng ở bệnh nhân đái tháo đường là kiểm soát tốt lượng đường huyết. Việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường vừa giúp đưa dần chỉ số glucose máu về mức ổn định, vừa giúp giảm thiểu bớt các bệnh lý về răng miệng ở bệnh nhân.

Diatarin là một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường được rất nhiều bệnh nhân tin dùng. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Khoa Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội.

Diatarin ứng dụng công nghệ hướng đích với thành phần là hệ [GA (Berberin – Curcumin)], tác dụng vào quá trình tân tạo glucose ở gan mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các cơ quan khác. Quá trình tân tạo đường không phụ thuộc vào hàm lượng insulin trong máu, nên Diatarin được đánh giá có tác dụng vượt trội hơn cả Diamicron – thuốc điều trị đái tháo đường phổ biến hiện nay. Đồng thời, sản phẩm không gây tác dụng, không làm hạ đường huyết quá mức, nên giải quyết được vấn đề mà các loại thuốc điều trị tiểu đường hay gặp phải.

Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường kết hợp sử dụng Diatarin
Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường kết hợp sử dụng Diatarin

Bên cạnh đó, thành phần của Diatarin còn có Rutin và Quercetin – các chất chống biến chứng điển hình. Rutin có tác dụng làm tăng độ bền của thành mạch máu nên làm hạn chế tình trạng chảy máu ở nướu, chân răng của bệnh nhân đái tháo đường. Quercetin có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm và ngăn ngừa những biến chứng đến tim mạch. Do đó, Diatarin luôn nhận được sự tin tưởng ở các bệnh nhân tiểu đường trong việc kiểm soát lượng đường huyết và phòng chống các bệnh lý về răng miệng.