[Hướng dẫn] Cách chăm sóc da tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường

326

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, xảy ra rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Một trong những biến chứng khó chịu của căn bệnh này là da thường hay bị khô, ngứa ngáy, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây của Diatarin sẽ cung cấp một số lời khuyên việc chăm sóc da cho bệnh nhân tiểu đường.

Vì sao cần chăm sóc da cho người bệnh tiểu đường?

Đối với bệnh nhân tiểu đường, do nồng độ Glucose trong máu cao kèm theo sức đề kháng suy giảm là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển,  làm cho da trở nên nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng, tổn thương và vết thương khó lành, hay để lại sẹo. Da trở nên khô, ngứa, nứt nẻ. Nguyên nhân của vấn đề này là da mất chức năng giữ ẩm và giảm khả năng tái tạo, phục hồi vết thương. Vì vậy người bệnh cần phải có những biện pháp dưỡng ẩm, hạn chế tổn thương gây ra trên da, tránh nhiễm trùng trên da.

Nếu vết thương được phát hiện muộn thì nhiễm trùng có thể lan rộng trở thành một tổn thương lớn gây khó khăn trong điều trị và để lại những hậu quả khó lường.

Vì sao cần chăm sóc da cho người bệnh tiểu đường?
Vì sao cần chăm sóc da cho người bệnh tiểu đường?

Điều này là do Glucose máu tăng cao ức chế thần kinh, khiến bệnh nhân mất khả năng nhận biết cảm giác đau, nóng hay lạnh đến khi phát hiện ra vết thương thì tổn thương đã lan rộng. Chính vì vậy mà bệnh nhân được khuyên nên thăm khám bác sĩ thường xuyên khi bị thương ngay cả vết chai sạm, trầy xước.

Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường

Cách chăm sóc da cho người bị bệnh tiểu đường

Chăm sóc da khô

Việc làm đầu tiên mà bệnh nhân tiểu đường cần làm là cung cấp độ ẩm và dưỡng ẩm cho làn da. Thời điểm tốt nhất để dưỡng da là sau khi tắm hoặc đi bơi, bởi lúc đó trên da vẫn còn nhiều nước, ẩm ướt.

Lưu ý người bị mắc bệnh tiểu đường không nên tắm bằng nước ấm quá lâu sẽ khiến cho da trở nên khô hơn.

Một lưu ý khác là các bệnh nhân đái tháo đường thường có làn da rất nhạy cảm, bởi vậy mà cần hạn chế sử dụng các loại chất tẩy mùi, tẩy rửa có mùi thơm trên da vì có thể gây dị ứng cho da nhạy cảm.

Các vùng da như vùng nách, ngón chân, bẹn phải luôn giữ sạch và khô ráo, nhưng cũng không nên quá khô, có thể sử dụng khăn lau nhẹ nhàng làm ẩm các vùng này.

Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm, xịt khoáng để cung cấp độ ẩm và độ đàn hồi cho da.

Khi da quá khô thường dẫn đến phồng rộp, bởi vậy cần phải có một số biện pháp sơ cứu kịp thời như sau.

Khử trùng vùng da bị phồng rộp, tuyệt đối không được chọc, chích mủ viêm dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử chỗ tổn thương.

Thoa kem hoặc mỡ kháng khuẩn vào vùng da bị khô và dùng băng gạc để băng bó vết thương, tránh bụi bẩn, nhiễm trùng từ bên ngoài.

Một ngày nên thay băng hai lần.

Cách chăm sóc da cho người bị bệnh tiểu đường
Cách chăm sóc da cho người bị bệnh tiểu đường

Điều trị các vết thương, vết lở loét

Đối với các vết thương vết loét nhỏ cũng tiến hành chăm sóc da bị tổn thương với các bước sau:

  • Đầu tiên rửa sạch vết thương.
  • Sau đó sử dụng thuốc mỡ bôi ngoài da, dùng băng gạc quấn lại tránh nhiễm trùng từ bên ngoài.
  • Thay băng gạc hàng ngày và theo dõi vết thương.

Tuy nhiên, đối với những vết thương lớn hơn cần có sự can thiệp và điều trị của bác sĩ.

Kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường của bản thân

Kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường của bản thân tức là luôn luôn theo dõi chỉ số đường huyết của cơ thể để có sự can thiệp kịp thời khi lượng đường huyết tăng cao. Khi nồng độ glucose máu cao rất dễ gây nhiễm trùng, phồng rộp, hoại tử trên da. Bệnh nhân đái tháo đường nên thăm khám thường xuyên để biết được chính xác tình trạng và mức độ bệnh của mình, để có được chế độ sinh hoạt, ăn uống và cách phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Xem thêm: Cách chăm sóc răng miệng hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường

Lời khuyên trong chăm sóc da dành cho bệnh nhân tiểu đường

Bổ sung kiến thức để chăm sóc da hiệu quả

Khi bị đái tháo đường, các bệnh nhân nên chủ động tìm hiểu về bệnh, cách phòng ngừa và điều trị bệnh, cũng như phòng ngừa biến chứng.

Một trong những biến chứng của đái tháo đường là khô da, chính vì vậy mà các bệnh nhân cần nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về tình trạng khô da, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh và chăm sóc các nơi bị tổn thương. Khi đã quản lý được triệu chứng bệnh thì những người bị bệnh tiểu đường có thể yên tâm sống chung với bệnh trong một thời gian rất dài.

Nhận biết sớm các tổn hại trên da để điều trị hiệu quả

Glucose máu tăng cao thường ức chế thần kinh trung ương khiến cho bệnh nhân đái tháo đường mất khả năng nhận biết các cảm giác đau, nóng, lạnh… Chính bởi vậy mà các vết thương thường hay có cơ hội lan rộng và gây hoại tử rất lớn. Để phòng ngừa hiện tượng này thì bệnh nhân phải luôn chú ý đến các triệu chứng lại xuất hiện trên da. Đối với các tổn thương nhỏ thì có thể tự điều trị bằng mỡ bôi ngoài da và thay băng gạc thường xuyên, nhưng đối với các nhiễm khuẩn sinh mủ và lan rộng thì cần phải thăm khám ngày bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Che phủ các vùng da dễ tổn thương

Đối với các vùng da dễ bị tổn thương thì nên sử dụng băng gạc diệt khuẩn quấn quanh để ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài vào gây nhiễm trùng cho da.

Phòng ngừa da khô bằng cách dưỡng ẩm cho da

Khi bị bệnh tiểu đường, nồng độ glucôzơ máu tăng cao làm tăng áp lực thẩm thấu ở vùng gian đào, kéo nước ở tế bào đi ra làm cho da trở nên khô hơn và dễ bị nứt nẻ, tổn thương. Các tổn thương này là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập và gây hại cho da. Chính vì vậy, cần phải làm giảm tình trạng khô da bằng các loại kem dưỡng ẩm hoặc xịt khoáng khác nhau để tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da.

Lời khuyên trong chăm sóc da dành cho bệnh nhân tiểu đường: Giữ ẩm cho da
Lời khuyên trong chăm sóc da dành cho bệnh nhân tiểu đường: Giữ ẩm cho da

Chú ý bàn chân

Biến chứng ở bàn chân là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương thần kinh, chèn ép mao mạch, xơ vữa thành mạch, nhiễm trùng, viêm,…

Nhiễm trùng bàn chân có thể làm mất chức năng của bàn chân và gây hoại tử lan rộng dẫn đến phải cắt cụt bàn chân để đảm bảo tính mạng. Chính bởi vậy mà bệnh nhân đái tháo đường cần phải luôn theo dõi sát sao đôi chân của mình, kiểm tra định kỳ hàng tháng để không phải gặp những biến chứng nguy hiểm này.

Dưới đây là một số cách phòng ngừa nhiễm trùng bàn chân do bệnh nhân đái tháo đường:

Rửa chân bằng nước ấm hàng ngày. Lau khô chân, đặc biệt là các vùng da ở giữa các ngón chân.

Sử dụng kem dưỡng ẩm làm cho da chân trở nên mềm mại hơn. Lưu ý không sử dụng đối với vùng da ở kẽ chân.

Kiểm tra tình trạng bàn chân mỗi ngày, nếu thấy có các dấu hiệu bất thường như vết trầy xước, mụn nhỏ, phồng rộp thì cần phải thăm khám bác sĩ ngay.

Giữ cho chân ấm áp và luôn khô ráo, thoáng mát.

Không đi chân đất, kể cả khi đi trong nhà.

Hạn chế tiếp xúc nước nóng

Nước nóng có thể làm cho da của bạn trở nên khô hơn. Khi bị đái tháo đường, nồng độ glucose tăng cao ức chế vỏ não làm cho bạn bị mất khả năng nhận biết cảm giác nóng, lạnh và có thể tự gây bỏng cho da của mình. Vì vậy tuyệt đối không nên đặt tay hoặc chân trực tiếp xuống nước nóng mà không kiểm tra nhiệt độ.

Lời khuyên trong chăm sóc da dành cho bệnh nhân tiểu đường: Chú ý bàn chân
Lời khuyên trong chăm sóc da dành cho bệnh nhân tiểu đường: Chú ý bàn chân

Thường xuyên sử dụng kem chống nắng

Ánh sáng mặt trời cũng có thể làm cho da của bạn trở nên khô hơn. Chính bởi vậy sử dụng kem chống nắng kết hợp với kem dưỡng ẩm, đặc biệt là ở các vùng cổ tay cổ chân là biện pháp hiệu quả để bảo vệ da, tăng cường độ ẩm cho da.

Giữ cho da khô ráo, sạch sẽ

Sau khi tắm rửa phải đảm bảo là da không quá khô và không còn lưu sữa tắm hay muối acid ở là trên da, bởi có thể làm cho da trở nên khô và dễ tổn thương hơn.

Xem thêm: [Hướng dẫn] Các bài tập hiệu quả nhất cho bệnh nhân đái tháo đường

Chăm sóc da kết hợp sử dụng Diatarin cho bệnh nhân đái tháo đường

Khô da là một trong những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường. Ngoài ra còn có nhiều biến chứng khác như xơ vữa động mạch, nhiễm toan, suy tim, suy thận, biến chứng võng mạc và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hôn mê, tử vong. Chính vì vậy mà bệnh nhân luôn phải có các biện pháp để làm hạ Glucose máu về mức bình thường, duy trì chỉ số đường huyết ổn định để tránh bị các biến chứng nghiêm trọng này.

Trên thị trường hiện nay, Diatarin đang là một loại thuốc được tìm kiếm rất phổ biến trên Google. Đây là sản phẩm được sản xuất trên sự hợp tác của các nhà khoa học thuộc Viện Hóa Học- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, khoa Y dược Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội.

Diatarin được chế tạo dưới dạng tiểu phân nano theo công nghệ hướng đích tân tạo Glucose ở gan, bao gồm thành phần chính là hệ hướng đích gồm Berberin, và Curcumin. Berberin từ lâu được biết đến là một hợp chất có tác dụng chống viêm, giảm đau và chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa rất hiệu quả được nhiều người tin dùng từ thời gian xưa. Loại dưỡng chất này được chiết xuất từ cây vàng đắng có nguồn gốc ở Việt Nam.

Chăm sóc da kết hợp sử dụng Diatarin cho bệnh nhân đái tháo đường
Chăm sóc da kết hợp sử dụng Diatarin cho bệnh nhân đái tháo đường

Ngoài ra trong Diatarin còn có bổ sung dưỡng chất là Rutin và Quercetin. Đây là hai hợp chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng rất mạnh trong chống oxy hóa, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa. Cụ thể, Rutin có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm rất mạnh. Rutin có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương do các gốc tự do gây ra cũng như tăng sức bền và sức chịu đựng của thành mạch, ngăn cản xơ vữa động mạch. Quercetin loại bỏ cholesterol xấu, có lợi cho tim mạch, chống viêm và giảm nguy cơ mắc ung thư.

Hiện nay, các nhà khoa học đánh giá rằng tác dụng của Diatarin cao hơn cả Diamicrom- 1 loại thuốc điều trị đái tháo đường phổ biến hiện nay. Nguyên nhân là do, Diatarin tác dụng dựa theo công nghệ hướng đích tân tạo glucose ở gan. Với tác dụng gây giảm đường huyết nhưng không hạ đường huyết quá mức, Diatarin giúp đưa lượng đường huyết trở về và tránh được các biến chứng không mong muốn của đái tháo đường.