Các giai đoạn tiến triển của bệnh tiểu đường cần phải nắm rõ

440

Tiểu đường là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Theo như thông kê năm 2015 thì tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh (báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas). Xấp xỉ khoảng 29000 người tử vong do các nguyên nhân đái tháo đường trong năm 2017 tại Việt Nam.

Vậy căn bệnh nguy hiểm này tiến triển qua các giai đoạn nào thì mời độc giả cùng xem bài viết  của Diatarin để tìm hiểu Tiểu đường là gì? và các giai đoạn của bệnh tiểu đường.

Tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường (còn có tên là Đái tháo đường) là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng nồng độ glucose máu do hạn chế tiết hormon insulin, hạn chế hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong tiểu đường sẽ gây tổn thương, rối loạn các chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Tiểu đường được phân ra các loại sau đây:

  • Tiểu đường typ 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin): Do sự phá hủy tế bào Beta tự miễn, thường dẫn đến sự thiếu hụt insulin tuyệt đối.
  • Tiểu đường typ 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin): Do mất khả năng bài tiết insulin của tế bào Beta thường xuyên trên nền tảng của tình trạng kháng insulin.
  • Tiểu đường thai kỳ: Thường gặp ở phụ nữ có thai có đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, gặp khi có thai lần đầu và thường mất đi sau sinh.
  • Các typ tiểu đường đặc biệt khác: Thiếu hụt di truyền chức năng tế bào Beta: Đái tháo đường của người trẻ tuổi khởi phát ở tuổi trưởng thành (MODY),.. Bệnh tuyến tụy ngoại tiết, viêm tụy,.. Hội chứng Cushing, do hóa chất hay thuốc (thuốc điều trị HIV/AIDS,…)

Xem thêm: [TÌM HIỂU] Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị

Các giai đoạn tiến triển của bệnh tiểu đường

Trong các typ bệnh tiểu đường, chỉ có tiểu đường typ 2 phân thành các giai đoạn, đó là 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Tiền tiểu đường

Giai đoạn 1: Tiền tiểu đường
Giai đoạn 1: Tiền tiểu đường

Còn được biết với tên gọi Tiền tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói/ rối loạn dung nạp Glucose.Ở thời kỳ này, nồng độ Glucose máu tăng hơn bình thường nhưng chưa tới ngưỡng.
[Glucose] máu: lúc đói 5,6-5,9 mmol/l, sau ăn 2 tiếng 7,8-11 mmol/l.

Cơ thể xuất hiện một vài dấu hiệu mờ nhạt không rõ ràng: mệt mỏi, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, có vết thâm ở nách, gáy, có thể mờ mắt.Đây là giai đoạn mở đầu và có thể kiểm soát được.

Giai đoạn 2: Tăng đường huyết

Giai đoạn này, [Glucose] máu lúc đói tăng tới 7mmol/l. Tình trạng kháng insulin ngày càng nghiêm trọng, thiếu hụt insulin do tuyến tụy không đáp ứng kịp.

Dấu hiệu ở giai đoạn này: xuất hiện các dấu hiệu giai đoạn 1 rõ ràng hơn. Ăn nhiều, đói nhiều, gầy nhiều. Thay đổi lối sống, tiểu nhiều về đêm.Cơ thể không tự kiểm soát được nữa mà buộc phải dùng thuốc.

Giai đoạn 3: Xuất hiện biến chứng

Sau một thời gian nhất định tùy tình trạng, người bệnh sẽ xuất hiện các biến chứng ở một số cơ quan như:

  • Thần kinh: giảm cảm giác, tim đập nhanh, tê bì, chuột rút,…
  • Thận: tiểu nhiều, sủi bọt, protein niệu, xuất hiện phù chi,..
  • Da: khô, ngứa, dễ nhiễm trùng, khó lành,…
  • Mắt: giảm thị lực, hoa mắt, xuất huyết,..

Cần sử dụng thuốc giảm đường huyết, kết hợp điều trị huyết áp, tim mạch nếu cần.

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối

Đến giai đoạn cuối cùng này, cơ thể đã xuất hiện nhiều biến chứng, mức độ nặng (suy thận, suy tim, loét dạ dày, giảm tuổi thọ,..). Mục tiêu trở thành điều trị triệu chứng, kéo dài thời gian sống.

Hậu quả và biến chứng của đái tháo đường

Hậu quả

Hậu quả của tiểu đường là do thiếu hụt insulin tương đối hoặc tuyệt đối, dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao, giảm vận chuyển glucose và trong tế bào gây giảm G6P nội bào.

Ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1, nếu không được điều trị diễn biến bệnh thường nhanh với những biến chứng nặng nề. Các hậu quả trực tiếp là:

  • Uống nhiều (do tăng áp lực thẩm thấu dẫn đến khát). 
  • Đái nhiều (do hiện tượng đa niệu thẩm thấu).
  • Ăn nhiều: (do thiếu năng lượng do glucose ít vào tế bào).
  • Gầy nhiều (do thiếu G6P ngừng trệ chu trình pentose, lipid chậm hoặc ngừng tổng hợp).

Ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, về cơ bản hậu quả giống typ 1 nhưng diễn biến chậm hơn. Các rối loạn chuyển hóa trong tế bào thường có ở giai đoạn muộn. Ngoài ra, nồng độ acid béo tự do tăng làm rối loạn lipid máu, gây nguy cơ xơ vữa động mạch.

Biến chứng

  • Nhiễm khuẩn: mụn nhọt, loét hoại tử, lao phổi.
  • Biến chứng mạch máu lớn: bệnh lý mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên, tăng huyết áp,..
  • Biến chứng vi mạch: biến chứng võng mạc, thận, thần kinh.
  • Suy kiệt toàn thân, nhiễm toan, nhiễm độc; nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm độc, giảm kali máu, mất nước, có thể hôn mê và tử vong.

Xem thêm: [NGUY HIỂM] Các biến chứng tiểu đường ở chân và dấu hiệu nhận biết

Làm chậm tiến triển bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường typ 2 có thể được điều trị để giảm tối đa tiến triển nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số điều bạn nên làm để hạn chế tốc độ phát triển bệnh:

Việc luyện tập giúp người bệnh tiểu đường giúp làm chậm tiến trình bệnh tiểu đường
Việc luyện tập giúp người bệnh tiểu đường giúp làm chậm tiến trình bệnh tiểu đường
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao: Luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn hạn chế nồng độ đường huyết và tăng cường sức đề kháng, điều hòa cơ thể.
  • Tạo thói quen cân bằng lượng tinh bột nạp vào hằng ngày: Đây là yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh với bệnh tiểu đường. Cân bằng không phải loại bỏ tinh bột khỏi khẩu phần ăn mà là giảm thiểu và bổ sung chất xơ để giảm tốc độ quá trình hấp thu glucid.
  • Tránh xa các chất kích thích: Các chất kích thích giúp thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh cũng như tăng nguy cơ gặp biến chứng.
  • Và quan trọng nhất, hãy tuân thủ theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý nhất. Dùng thuốc đúng theo chỉ định, không tự ý thêm bớt loại thuốc nào nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.

Diatarin – Niềm tin cho người tiểu đường

Các giai đoạn tiến triển của tiểu đường diễn biến rất nhanh nếu không có sự cân bằng và ổn định lượng đường huyết. Từ giai đoạn tiền tiểu đường thì lượng đường huyết nạp qua thức ăn cần được chú trọng hơn.

Diatarin là sản phẩm hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết và hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngăn chặn các giai đoạn tiến triển ở bệnh tiểu đường từ những bước đầu tiên.

Diatarin - niềm tin cho người tiểu đường
Diatarin – niềm tin cho người tiểu đường

Diatarin được ứng dụng công nghệ hướng đích, là công nghệ mà thuốc được đưa thẳng đến cơ quan hoặc tế bào đích đang mang bệnh, giải quyết và chữa trị bệnh một cách tập trung.

Trên đây là những thông tin về tiến triển của bệnh tiểu đường, hy vọng bạn và người thân đã hiểu thêm và có biện pháp phòng chống, điều trị tốt căn bệnh này.

Xem thêm: Thực phẩm cho người tiểu đường: Người bệnh nên ăn và kiêng ăn gì?