[NGUY HIỂM] Các biến chứng tiểu đường ở chân và dấu hiệu nhận biết

550

Biến chứng bệnh tiểu đường đang ngày một được quan tâm nhiều hơn. Bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Những biến chứng này tuy không thể hiện rõ nhưng nó có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người bệnh. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tử vong là biến chứng tiểu đường ở chân. Có rất nhiều trường hợp phải cắt chân nếu không sẽ bị lây lan sang toàn cơ thể. Vậy dấu hiệu và cách xử trí như thế nào. Bài viết sau Diatarin sẽ giải thích rõ những vấn đề này.

Bệnh tiểu đường tác động lên bàn chân như thế nào?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng trên toàn cơ thể. Ngay cả ở chân cũng có một số triệu chứng rất điển hình. Tác hại chính mà nó gây ra chủ yếu là do:

Bệnh thần kinh do tiểu đường

Bệnh đái tháo đường nếu như không thể kiểm soát tốt có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Lượng đường trong máu cao dẫn đến bị tích tụ nhiều trong các mạch máu. Trong đó có cả các mạch nuôi dưỡng dây thần kinh. Việc này sẽ làm cản trở quá trình máu lưu thông, máu không được cung cấp đầy đủ.

Bệnh thần kinh tiểu đường rất thường gặp nếu không biết cách kiểm soát đường huyết
Bệnh thần kinh tiểu đường rất thường gặp nếu không biết cách kiểm soát đường huyết

Nếu dây thần kinh tại chân bị tổn thương, bạn có khả năng sẽ mất đi cảm giác cảm nhận nóng, lạnh hay mất cảm giác đau. Hiện tượng mấ cảm giác này có tên khoa học là bệnh thần kinh cảm giác do đái tháo đường.

Nghiêm trọng ở chỗ bạn có thể không cảm nhận được vết thương đang ảnh hưởng tới chân vì dây thần kinh bị tổn thương. Vì thế vết thương này có thể nặng hơn, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng, lâu khỏi.

Bệnh mạch máu ngoại biên

Như đã nói ở trên, bệnh đái tháo đường ảnh hưởng rất nhiều tới lưu lượng máu đến các cơ quan, đặc biệt là cơ quan ngoại biên, xa tim. Nếu lượng máu không được cung cấp đầy đủ, thời gian để cơ thể tự chữa lành vết thương sẽ lâu hơn.

Chủ yếu gặp ở tay và chân. Lưu lượng máu đến các bộ phận này giảm được gọi là bệnh mạch máu ngoại biên. Nếu bạn bị nhiễm trùng, vi khuẩn sâm nhập vào bên trong sẽ khó lành hơn do lưu lượng máu đến ít, bạch cầu không đủ để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Do vậy, nguy cơ viêm loét lâu dài, dẫn đến hoại tử là rất cao dẫn đến phải cắt các chi nếu không sẽ nguy hiểm tới cơ thể.

Xem thêm: 10 Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian đơn giản mà hiệu quả

Dấu hiệu bàn chân đái tháo đường

Các dấu hiệu dễ dàng để nhận biết bạn đang bị biến chứng tiểu đường ở chân
Các dấu hiệu dễ dàng để nhận biết bạn đang bị biến chứng tiểu đường ở chân

Các dấu hiệu của biến chứng tiểu đường ở chân có thể được phát hiện rất dễ dàng thông qua một số sự thay đổi sau:

  • Màu da chân bị thay đổi.
  • Nhiệt độ ở chân không được như bình thường.
  • Sưng tại bàn chân hoặc mắt cá.
  • Cảm thấy đau ở chân trong thời gian dài.
  • Vết thương hở tại chân loét lâu lành, không khỏi, chảy nước.
  • Móng chân mọc bất thường, mọc ngược hay bị nhiễm nấm hoặc hình thành vết chai.
  • Có vết nứt khô ở da, điển hình là ở quanh gót chân.
  • Có mùi hôi ở chân bất thường hoặc nó không đi mặc dù dã rửa.

Nếu bạn đang mắc bệnh đái tháo đường mà phát hiện những biểu hiện này, bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám để điều trị kịp thời. Tránh để bệnh tiến triển lâu dài làm ảnh hưởng đến hoạt động sau này.

Xem thêm: Bệnh Gai Đen – Biến chứng tiểu đường: Dấu hiệu, Cách điều trị hiệu quả

Các biến chứng ở bàn chân của bệnh đái tháo đường

Nhiễm trùng da, xương

Nếu bạn bị cắt dù một vết thương nhỏ rất dễ để bị nhiễm trùng. Việc bị tổn thương các mạch máu làm hệ thống miễn dịch của bạn rất khó hoạt động bình thường trên cơ thể, làm vết thương trầm trọng hơn. Nếu bạn bị nhiễm trùng có thể dùng kháng sinh để điều trị. Nhưng nếu nghiêm trọng hơn, không lành có thể vào bệnh viện để điều trị.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể bị nhiễm trùng trầm trọng ở da và xương
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể bị nhiễm trùng trầm trọng ở da và xương

Áp xe

Có một số trường hợp nhiễm trùng ảnh hưởng đến cả xương và mô, tạo ra nhiều mủ gọi là ổ áp xe. Phương pháp thông dụng được dùng trong trường hợp này là dẫn lưu áp xe. Phương pháp này có thể yêu cầu bạn loại bỏ bớt một số mô và xương bị ảnh hưởng nặng.

Hoại tử

Tiểu đường làm tổn thương nghiêm trọng đến mạch máu truyền đến chân của bệnh nhân. Khi dòng máu bị ngăn cản, không được cung cấp đầy đủ, các vết thương ở đây không có khả năng tự chữa lành dẫn đến chết các mô làm hoại tử các tế bào. Phương pháp điều trị có thể sử dụng liệu pháp Oxy hoặc phải thực hiện phẫu thuật để phá bỏ bộ phận bị tổn thương.

Biến dạng bàn chân

Tổn thương thần kinh gây ra ở người đái tháo đường có khả năng làm ảnh hưởng đến các cơ tại bàn chân. Lực của cơ thể ép lên bàn chân không được cân đối dẫn dến biến dạng bàn chân.

Bàn chân Charcot

Bệnh đái tháo đường có tác hại làm suy yếu xương tại bàn chân, có thể yếu đến mức chúng bị gãy. Ngoài ra, nó còn có thể làm mất cảm giác tại đó, khi bị gãy không thể cảm nhận được việc này. Có trường hợp vẫn sử dụng chiếc chân gãy đó để đi nên bàn chân sẽ bị thay hình đổi dạng.

Hiện tượng bàn chân Charcot gặp ở rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường
Hiện tượng bàn chân Charcot gặp ở rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường

Phải cắt cụt chi

Như những thông tin bên trên đã cung cấp, nếu lưu ượng máu đến các chi không được cung cấp đầy đủ, các vết thương rất khó lành và dễ nhiễm trùng. Khi đã nhiễm trùng mà không chữa lành nhanh có thể tạo ra các ổ áp xe nặng hơn sẽ bị hoải tử. Khi đã hoại tử thường bệnh nhân phải cắt cụt bộ phận bị hoại tử đó để tránh nó lây lan sang bộ phận khác.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh rất nguy hiểm, nó có thể tạo ra nhiều biến chứng không ngờ tới. Nếu biến chứng này không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế bạn cần hết sức cẩn thận trước những dấu hiệu. Đặc biệt là đối với bệnh nhân đã bị đái tháo đường lâu năm.

Xem thêm: Bệnh bạch biến – Biến chứng tiểu đường: Triệu chứng, Cách chữa trị

Lời khuyên chăm sóc chân cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng như vậy nhưng nếu chăm sóc đúng cách sẽ ngăn ngừa đáng kể những biến chứng ấy. Và bàn chân của bạn cũng vậy, cần phải chăm sóc chúng đúng cách để ngăn ngừa các vấn đề ấy xảy ra. Dưới đây là một vài lời khuyên của các chuyên gia:

  • Bạn nên rửa chân sạch sẽ bằng nước ấm vào mỗi ngày, có thể sử dụng cùng xà phòng nhe.
  • Thường xuyên dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ của đồ vật như nước để kiểm tra sự tổn thương dây thần kinh cảm giác ở đây. Không nên ngâm chân quá lâu, cần phải lau chân khô, đặc biệt chú ý đến các kẽ giữa các ngón chân. Nên kiểm tra chân hàng ngày xem có vết loét nào không, mụn nước, vết đỏ, chai hay bất cứ một triệu chứng bất thường nào khác.
  • Nếu da ở chân của bạn bị khô, bạn có thể giữ ẩm bằng phương pháp thoa kem dưỡng ẩm lên sau lúc rửa rồi lau khô. Chú ý không được bôi kem dưỡng lên kẽ giữa các ngón chân.
  • Bạn nên kiểm tra móng chân thường xuyên, hàng tuần. Cắt móng chân dùng những loại bấm móng tay an toàn, khó gây trầy xước da. Không nên cắt quá sâu móng, nhất là ở hai bên làm chảy máu. Sau khi cắt có thể làm mịn móng bằng que dũa.
  • Nên mang giày kín chắc chắn hoặc tối thiểu là dép, không được đi chân trần. Hạn chế tối đa những tác động có thể làm tổn thương chân. Cần chọn giày, dép vừa vặn, không nên lựa chọn đồ dùng quá chật.
  • Bạn nên cử động gón chân và mắt cá nhiều lần mỗi ngày. Không được ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài, việc này sẽ làm máu không được lưu thông như bình thường.
  • Không được hút thuốc nếu bị bệnh tiểu đường. Việc hút thuốc có thể lưu lượng máu trong cơ thể bị cản lại nhiều hơn, làm bệnh càng thêm tồi tế.
  • Nếu các tổn thương tại chân không tự lành, ngày càng nặng hơn cần phải liên hệ ngay tới bác sĩ.
  • Nên đi khám toàn thân mỗi tháng để biết rõ tình trạng bệnh của bản thân.

Và điều quan trọng nhất, bạn cần phải kiểm soát tốt lượng đường huyết. Nên tập thể dục thể thao hàng ngày nhưng không được quá sức. Kết hợp với dinh dưỡng hợp lý và có thể dùng các thuốc để bổ trợ.

Sử dụng Diatarin giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân đái tháo đường cùng phòng ngừa biến chứng hiệu quả
Sử dụng Diatarin giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân đái tháo đường cùng phòng ngừa biến chứng hiệu quả

Diatarin là một dòng sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả được nghiên cứu mới nhất từ Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam cùng kết hợp với nhiều chuyên ngành đào tạo y Dược khác như Đại học Dược Hà Nội, khoa Y Dược ĐH Quốc Gia.

Sản phẩm Diatarin được bào chế với công nghệ hướng đích tới quá trình tái tạo Glucose ở gan. Thành phần của hệ này là GA gồm hai hoạt chất chính là Berberin và Curcumin.

Berberin thường mọi người chỉ nghĩ đến tác dụng trên đường tiêu hóa nhưng ít ai biết được rằng nó nếu được hấp thu vào máu sẽ có khả năng giảm đường huyết hiệu quả.

Curcumin là một hoạt chất được chiết xuất từ Nghệ vàng, nó rất tốt trong khả năng phòng chống các biến chứng mà tiểu đường có thể gây ra như phòng chống các nguy cơ gây nên ung thư, kháng viêm hiệu quả. Đặc biệt, Curcumin làm gia tăng độ nhạy bén của hormone Insuline, giúp điều hòa Glucose tốt hơn. Ngoài ra, hoạt chất này còn gia tăng hoạt động của tuyến tụy, từ đó giúp đẩy mạnh quá trình sản sinh Insuline trong cơ thể.

Với sự kết hợp của hệ hướng đích GA cùng một số thành phần chống biến chứng khác như Rutin, Quecertin… tác dụng của Diatarin mang lại rất hiệu quả. Nó đã được các chuyên gia của Đại học Y Hà Nội kiểm chứng với tác dụng tương đương Diamicron.

Như vậy, Diatarin quả là một lựa chọn sáng suốt để hỗ trợ điều trị cũng như phòng tránh các biến chứng mà tiểu đường có thể gây ra mà lại vô cùng an toàn, rất ít tác dụng phụ đến người sử dụng.