[TÌM HIỂU] Bệnh tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị

398

Tiểu đường (hay đái tháo đường) có lẽ không còn là một căn bệnh xa lạ với tất cả chúng ta. Hiện nay, những người mắc bệnh tiểu đường ngày càng nhiều. Bạn thường hay được nghe đến bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 nhưng bạn lại chưa biết chúng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ra sao? Hay phương pháp điều trị, cách phòng chống như thế nào?

Trước hết, Dirtarin sẽ đưa ra cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về bệnh tiểu đường tuýp 1.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể do thiếu hụt insulin hoặc không sử dụng được insulin hoặc cả hai dẫn đến không sử dụng được glucose.

Mặt khác, glucose lại là một trong những thành phần chính cung cấp năng lượng cho các tế bào, não và cơ hoạt động. Như vậy, thiếu insulin, đường (glucose) sẽ không thể di chuyển từ máu vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng nuôi cơ thể.

Người bị mắc bệnh tiểu đườnh tuýp 1 sẽ bị thiếu hụt năng lượng do không chuyển hoá được glucose máu vào tế bào
Người bị mắc bệnh tiểu đườnh tuýp 1 sẽ bị thiếu hụt năng lượng do không chuyển hoá được glucose máu vào tế bào

Tiểu đường được chia làm 2 thể chính gồm tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường tuýp 1 (hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, tiểu đường vị thành niên) là một tình trạng mãn tính, trong đó insulin bị thiếu hụt do tế bào beta của đảo tụy bị phá hủy. Khi đó, bệnh nhân phải dùng đến nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào.

Đặc biệt, bệnh tiểu đường tuýp 1 thường bị mắc trong thời niên thiếu, ít xuất hiện hơn ở các lứa tuổi khác.

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1?

Dấu hiệu và các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thường bao gồm:

  • Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi glucose bị dư thừa và tích tụ lại trong máu, chất dịch sẽ được kéo từ các mô dẫn đến cơ thể bị khát nước, từ đó uống nhiều nước và đi tiểu nhiều.
  • Thường xuyên cảm thấy đói: Viền thiếu insulin, glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng, khiến các cơ quan bị thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng. Từ đó, cơ thể sẽ cảm thấy đói liên tục kể cả khi đã ăn.
  • Giảm cân đột ngột: Mặc dù liên tục bị đói, ăn nhiều nhưng bạn lại bị giảm cân rất nhanh và đột ngột. Sở dĩ là do mất đi nguồn năng lượng từ glucose, các chất béo có thể bị co lại, gây giảm cân nhanh chóng.
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi: Thiếu hụt năng lượng ở các tế bào là nguyên nhân chính dẫn đến mệt mỏi và dễ nổi nóng.
  • Thị lực suy giảm: mắt nhìn mờ cũng là một trong những dấu hiệu của tiểu đường tuýp 1. Khi mức độ đường trong máu quá cao, chất dịch bị lấy đi từ các mô, trong đó có thể có cả dịch ống kính của mắt, do đó mắt bị mờ.
Thị lực suy giảm cũng có thể là một biểu hiện của bệnh tiểu đường
Thị lực suy giảm cũng có thể là một biểu hiện của bệnh tiểu đường
  • Ngoài ra, còn một số dấu hiệu không đặc trưng nữa. Vì thế, để đảm bảo phát hiện sớm nhất bệnh tiểu đường tuýp 1, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1?

Cho đến hiện tại, nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được biết chính xác. Các tế bào miễn dịch của cơ thể theo cơ chế bình thường là chỉ chống lại các tác nhân gây hại. Nhưng vì một lý do nào đó mà các tế bào này đã phá hủy các tế bào tiết insulin. Còn nguyên nhân tại sao lại gây ra tình trạng này thì vẫn đang được nghiên cứu.

Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?

Theo một vài nghiên cứu cho thấy tiểu đường tuýp 1 có thể có yếu tố liên quan đến di truyền. Nhưng không hẳn là bố mẹ bị mắc bệnh thì con cái chắc chắn cũng sẽ bị mắc.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có lây không?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có lây không?

Yếu tố nguy cơ có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 1?

Một số yếu tố nguy cơ khiến bạn có thể bị mắc tiểu đường tuýp 1 là:

  • Lịch sử gia đình: Nếu gia đình bạn có bố mẹ hay anh chị em ruột bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị mắc.
  • Di truyền học: Thực tế cho thấy một số gene có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Để phát hiện được gene này bạn phải làm các xét nghiệm để thấy.
  • Khu vực sinh sống: Theo kết quả khả sát cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có chiều hướng tăng lên nếu đi từ đường xích đạo. Nơi có tỷ lệ mắc cao nhất là Phần Lan và Sardinia, tỷ lệ mắc ở đây cao gấp 2 – 3 lần tỷ lệ mắc ở Hoa Kỳ, cao hơn 400 lần so với tỷ lệ mắc ở Venezuela.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1?

Biến chứng của tiểu đường tuýp 1 có thể trở nên rất nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng đến khá nhiều các cơ quan lớn trong cơ thể như: tim,dây thần kinh, mắt, mạch máu, thận,… Các biến chứng này có thể kéo dài qua nhiều năm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế, bạn nên lắng nghe cơ thể, cố gắng phát hiện bệnh tiểu đường sớm nhất  để tránh được những rủi ro không đáng có.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1
Các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1
  • Tim và mạch máu: Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: đau thắt ngực, đau tim, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đột quỵ,… Và thực tế, có khoảng 65% những người đã chết vì tiểu đường tuýp 1 đều là do mắc một số bệnh liên quan đến tim mạch. (Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ)
  • Thần kinh: Biến chứng của tiểu đường tuýp 1 đến thần kinh thường bắt đầu từ ngón chân, ngón tay rồi dần lan lên bên. Biểu hiện ban đầu là đau, ngứa, tê bì, nóng, nguy hiểm hơn nữa là mất cảm giác ở các chi. Tiếp đến, bạn có thể bị buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón dây thần kinh kiểm soát sự tiêu hóa bị ảnh hưởng. Với nam giới, còn có thể bị rối loạn chức năng cương dương.
  • Tổn thương thận: Thận có chứa hàng triệu mạch máu nhỏ. Nơi đây là nơi lọc chất thải ra khỏi máu. Nhưng tiểu đường tuýp 1 có thể làm hỏng hệ thống này dẫn đến những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng như suy thận,…
  • Tổn thương mắt: Tiểu đường tuýp 1 có khả năng gây ra bệnh võng mạc tiểu đường. Đó là khi các mạch máu của võng mạc bị hỏng hoặc tổn thương, dẫn đến nguy cơ cao bị mù lòa. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
  • Da và miệng: Người bị bệnh tiểu đường thường dễ mắc phải những vấn đề về da, đặc biệt là nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân còn có thói quen vệ sinh răng miệng kém thì nhiễm trùng miệng là vấn đề rất dễ mắc phải.
  • Loãng xương: Tiểu đường tuýp 1 có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương cho người bệnh.
  • Tai: Khiếm thính cũng là một trong những biến chứng dễ xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường.
  • Biến chứng khi mang thai: Thai phụ mắc bệnh tiểu đường là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi lượng đường quá cao ở trong máu sẽ gây nguy hiểm trực tiếp cho cả mẹ và thai nhi. Nếu không phát hiện và kiểm soát kịp thời có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc với thai nhi như thai chết lưu, sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Với mẹ thì có thể làm tăng huyết áp, tiền sản giật.

Xem thêm: Biến chứng bệnh tiểu đường: Cơ chế, thời gian biến chứng ở da, ở chân

 Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 1

Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 1 là điều không dễ dàng. Để có thể quản lý bệnh tiểu đường tốt cần rất nhiều thời gian và công sức của cả người bệnh và những người thân xung quanh, đặc biệt là trong thời kỳ đầu:

Người mắc tiểu đường tuýp 1 giai đoạn đầu nên ăn uống lành mạnh
Người mắc tiểu đường tuýp 1 giai đoạn đầu nên ăn uống lành mạnh
  • Dùng insulin: Với bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh cần được tiêm hoặc bơm insulin thường xuyên để duy trì lượng đường trong máu ổn định, không lên cao quá.
  • Ăn uống lành mạnh: Người mắc bệnh tiểu đường có một chế độ ăn uống riêng với nhiều thực phẩm ít chất béo và calo, ví dụ như: trái cây, rau xanh, ngũ cốc,… Với thực đơn ăn này, bạn nên tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để kiểm soát tình trạng cơ thể tốt nhất.
  • Thường xuyên tập thể dục: Tất cả chúng ta đều nên thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Bạn còn phải duy trì thói quen hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, bởi tập thể dục có thể giúp đường đi từ trong máu vào tế bào, làm giảm lượng đường dư thừa trong máu, kể cả sau khi luyện tập. Bên cạnh đó, khi tập thể dục, bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thuốc của mình để đảm bảo ổn định cho cơ thể.
  • Theo dõi lượng đường trong máu: Hãy tạo thói quen kiểm tra và ghi lại lượng đường trong máu để kịp thời phát hiện những dấu khệnh bất thường của cơ thể.

Một số thói quen lành mạnh phòng chống bệnh tiểu đường tuýp 1?

Một số biện pháp để phòng tránh tiểu đường tuýp 1
Một số biện pháp để phòng tránh tiểu đường tuýp 1
  • Bệnh tật: Một số căn bệnh có thể làm tăng lượng đường trong máu như cảm lạnh,… Vì thế luôn luôn cần giữ cho mình một sức khỏe thật tốt, tránh bệnh tật.
  • Rượu: Tùy thuộc vào lượng rượu uống vào mà có thể gây ra đường huyết thấp hoặc đường huyết cao. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống, bạn nên kiểm soát được giới hạn của mình. Với phụ nữ thì không quá 1 ly một ngày, với nam giới thì không quá 2 ly một ngày.
  • Căng thẳng: Hạn chế căng thẳng kéo dài bởi các kích thích tố mà cơ thể sản xuất ra để đáp ứng với stress kéo dài có thể ngăn chặn sự hoạt động của insulin.
  • Lưu ý với phụ nữ: Trong các chu kỳ kinh nguyệt, hàm lượng hormone thay đổi liên tục thể thể làm đường huyết trong máu thay đổi. Hãy lắng nghe cơ thể, đến ngay bác sĩ hoặc các cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường.

Kết luận: Tiểu đường tuýp 1 là một căn bệnh đáng được lưu tâm nhất là với thanh thiếu niên. Về nguyên nhân gây ra bệnh thì vẫn chưa có nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên lại có khá nhiều nguy cơ gây bệnh. Vì thế, bạn cần phải luôn giữ cho mình một thói quen sống lành mạnh, một chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh căng thẳng kéo dài. Nếu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như trên thì nên tìm ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám kịp thời. Đặc biệt, nếu gia đình bạn có bố mẹ hoặc anh chị em bị mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên làm xét nghiệm để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh của mình. Chúng tôi hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng như cách phòng ngừa bệnh.

Tài liệu tham khảo

  1. Diabetes Mellitus Type 2. Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513253/