Bệnh tiểu đường hiện nay đang dần xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, ngay cả Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nếu bệnh nhân không được chăm sóc cẩn thận có thể xảy ra rất nhiều biến chứng. Trong đó có bệnh bạch biến, căn bệnh này gây ra rất nhiều mặc cảm cho người bệnh vì những vùng da xấu xí, không dám đưa ra bên ngoài. Vậy cách phòng tránh cũng như điều trị như thế nào? Diatarin sẽ giải đáp thông qua bài viết sau đây.
Bệnh bạch biến là gì?
Bệnh bạch biến là một căn bệnh bị suy giảm sắc tố ở da, biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là có những vùng da khác lạ, trắng hơn so với những vùng khác trong cơ thể. Tại những vùng da bị bệnh, cả lông cũng có thể bị nhạt màu theo. Nhưng cảm giác tại các vùng da đó không thay đổi.
Căn bệnh này là một bệnh lành tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng theo nghiên cứu, đa số những người từ 10 đến 30 tuổi sẽ bắt đầu khởi bệnh. Trong đó, có đến 25 đến 30% khởi phát bệnh bệnh biến ở trẻ em dưới 12 tuổi, 50% bệnh nhân khởi phát trước 20 tuổi.
Căn bệnh này không phân biệt giới tính, tỉ lệ mắc bệnh ở hai giới là như nhau. Theo quan sát, căn bệnh này thường có nhiều ở những nước chịu ảnh hướng nhiệt đới và ở những người da màu.
Nguyên nhân bệnh bạch biến
Nguyên nhân bệnh bạch biến là do số lượng cũng như chất lượng của các sắc tố trên da bị suy giảm. Theo cơ chế bình thường, các sắc tố này có vai trò sản sinh ra hại Melanin tạo nên màu của da mỗi người. Vì nó bị suy giảm chức năng nên vùng da tại đó không giống với màu da ở các vùng còn lại.
Do tế bào sắc tố ở da:
Khi mắc bệnh bạch biến, lượng tế bào sắc tố trên vùng da đó sẽ ít hơn đối với bình thường hoặc nếu không suy giảm về số lượng nhưng chất lượng bị suy giảm, làm việc không hiệu quả. Từ đó các hạt sắc tố ít hơn, làm cho vùng da nhạt màu, trắng hơn với những vùng còn lại.
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao làm suy giảm số lượng cũng như chất lượng của các tế bào sắc tố. Nhưng có nhiều giải thuyết cho rằng nó có thể do những nguyên nhân sau:
- Do tự miễn dịch:
Nguyên nhân có thể do bệnh tư miễn của cơ thể. Cơ thể tự sinh ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên là tế bào sắc tố da, làm phá hủy nó từ đó giảm sản xuất Melanin.
Có đến 20 đến 30% người bị bạch biến có tự kháng thể phá hủy các sản phẩm của tuyens giáp, tuyến thượng thận, gan, tụy, tuyến sinh dục. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao người bị bệnh bạch biến sẽ có một số trường hợp bị các bệnh lý ở các cơ quan trên.
- Do di truyền:
Theo nghiên cứu, có đến 20% bệnh nhân bị bạch biến là do di chuyền. Khi cha mẹ mắc bệnh này thì con sinh ra có khả năng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những di truyền này có thể là sự ảnh hưởng từ đột biến gen ở BW35 của HLA hay B13, DR4.
- Nguyên nhân khác:
Có nhiều giả thiết chỉ ra rằng khi tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như Thiol, Phenol… Da của bệnh nhân sẽ chịu tác động xấu, làm phá hủy các tế bào sắc tố, gây bệnh.
Nếu bệnh nhân sử dụng một số thuốc làm ức chế hệ miễn dịch như Nivolumab, Pembrolizu… cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Bệnh nhân bị mắc các bệnh lý nhiễm trùng, siêu vi cũng có thể gây ra căn bệnh trên.
Ngoài ra, có rất nhiều trường hợp người mắc bệnh tiểu đường cũng mắc bệnh bạch biến. Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau như xuất hiện bệnh lý nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch… từ đó gây nên bệnh bạch biến.
Xem thêm: Biến chứng bệnh tiểu đường: Cơ chế, thời gian biến chứng ở da, ở chân
Triệu chứng của bệnh bạch biến
Triệu chứng bệnh bạch biến rất dễ để có thể nhận ra ở những đặc điểm như sau:
Xuất hiện những mảng gây dát, nhạt màu, thường sẽ có màu trắng, hơi ngả hồng. Hình thành sự phân chia rõ ràng, nhạt hẳn so với vùng da xung quanh nó.
Vùng da này không đau, không ngứa, không hề có vẩy mà cảm giác hoàn toàn bình thường, các dây thần kinh cảm giác vẫn hoạt động tốt.
Trên các mảng da này, lông, tóc cũng có thể nhạt màu theo thành lông bạc, tóc bạc.
Đặc biệt, sức chịu đựng của vùng da này rất yếu nên chúng vô cùng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia cực tím. Nếu người bệnh không che chắn cẩn thận, các vùng da này rất dễ bị bỏng. Có một số trường hợp sau khi bỏng nắng mới bị khởi phát bệnh.
Vị trí bệnh bạch biến:
Các mảng da này thường sẽ xuất hiện chủ yếu tại những vùng da thường bị ánh nắng mặt trời chiếu vào như mặt, tay, chân.
Người bệnh có thể bị nhiều mảnh ở các vị trí khác nhau trên cơ thể hoặc nó có thể lan tỏa, đối xứng hai bênh trên cơ thể.
Phân loại bệnh bạch biến
Xét về vị trí các mảng da bị bệnh, có thể phân bệnh thành những loại như sau:
Thể phân đoạn: Ở thể này, các vùng da bệnh xuất hiện các đoạn không liên tiếp nhau trên cơ thểm không có đối xứng hay liên quan gì tới nhau.
Thể không phân đoạn: Các mảng da bệnh có thể lan tỏa ra khắp cơ thể và thường sẽ đối xứng hai bên với nhau.
Thể bạch biến hỗn hợp: Người bị bệnh thể này là sự kết hợp của hai thể trên, vừa có các mảng lớn, đối xứng, vừng có những mảng không liên tiếp trên cơ thể
Thể bạch biến không phân loại: Người ở thể này không có những vùng da đối xứng nhau cũng như không có vùng da phân đoạn như trên.
Chuẩn đoán bệnh bạch biến
Để chuẩn đoán căn bệnh này, chủ yếu dựa vào tiền sử bệnh cũng như các biểu hiện bên ngoài mà người bệnh cung cấp.
Khi đi khám, bác sĩ có thể hỏi về những bệnh lý liên quan đến di truyền của gia đình. Cùng với những bệnh lý về tuyến thượng thân, sinh dục, cường giáp hay mắc bệnh gan, tụy xem bạn có mắc bệnh hay không. Có thể kiểm tra trực tiếp những căn bệnh này qua thăm khám.
Việc đến thăm khám nhờ bác sĩ để giúp loại trừ một số trường hợp bị triệu chứng tương tự như vảy nến, viêm da… Bác sĩ có thể sử dụng đèn UV lên vùng da có triệu chứng nghi ngờ để xác nhận khả năng mắc bệnh của bệnh nhân là có hay không.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm để chắc chắn như sinh thiết phần da tại nơi tổn thương. Hoặc có thể lấy máu để tìm nguyên nhân gây bệnh tự miễn, xem có thiếu máu hay mắc bệnh đái tháo đường hay không.
Bệnh bạch biến có lây không?
Căn bệnh này chỉ xuất hiện nếu sắc tố da bị suy giảm, không liên quan đến virus hay vi khuẩn. Nên khi tiếp xúc qua da với bệnh nhân, người bình thường sẽ không bị lây.
Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn có tính di truyền, nếu bố mẹ mắc bệnh thì con có nguy cơ cao cũng sẽ mắc căn bệnh này.
Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường
Cách chữa bệnh bạch biến mới nhất
Bệnh bạch biến có chữa được không?
Vì căn bệnh này vẫn chưa được các nhà khoa học tìm rõ nguyên nhân nên chưa phát hiện ra phương pháp điều trị bệnh bạch biến đặc hiệu. Chính vì thế, hiện nay căn bệnh này chỉ được giải quyết các triệu chứng chứ chưa tìm được phương pháp giải quyết tận gốc.
Có những phương pháp chữa trị triệu chứng như sau:
Dùng thuốc chữa bệnh bạch biến
Để tăng cường sắc tố cho da, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc giúp tăng cảm ứng với ánh sáng như Meladinine, Melagenine. Đồng thời có thể kết hợp nó với việc sử dụng các tia UV với bức sóng phù hợp để chăm sóc vùng da thương tổn. Các loại thuốc này có thể làm xuất hiện tác dụng phụ như lười ăn, vàng da, men gan tăng cao.
Thuốc bôi tại chỗ có thể làm vùng da bị đỏ rát, xuất hiện bọng nước. Có thể kết hợp với thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng nếu bị trường hợp này. Thuốc được chỉ định dùng cho bệnh nhân trên 12 tuổi.
Có thể sử dụng thuốc bôi Corticosteroid để phối hợp với các phương pháp điều trị bằng các tia như lase CO2, UVB hay dẫn xuất Vitamin D3… giúp mang lại những hiệu quả tốt hơn đặc biệt là trường hợp bạch biến khu trú.
Kết hợp với thuốc kháng viêm sẽ làm ức chế hệ miễn dịch qua cơ chế làm giảm số lượng Cytokine. Từ đó kháng lại tự kháng thể, giảm sự rối loạn sắc tố.
Hoạt chất Corticosteroid có ở rất nhiều loại thuốc nhưng tùy từng bộ phận bị bệnh mà dùng thuốc khác nhau. Như đối với vùng da ở mặt nên dùng Hydrocortisone, các vùng tay chân hay vị trí khác có thể dùng nhóm III hoặc IV.
Vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau nên không được sử dụng liên tục trên 2 tháng và không nên dùng cho trẻ em.
Dùng thuốc chống nắng: Đối với bệnh nhân bạch biến, vùng da bệnh rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Ngoài sử dụng các kem chống nắng ngoài da, người bệnh có thể sử dụng cả dạng viên uống để hạn chế ảnh hướng của ánh nắng tới da. Việc chống nắng này còn có khả năng làm độ tương phản giữa vùng da tổn thương và da lành giảm đi, trông thẩm mỹ hơn và tránh Koebner làm da bị tổn thương.
Cấy tế bào sắc tố da
Phương pháp này là phương pháp mới khi điều trị bệnh bạch biến. Tuy nhiên chi phí và yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhiều so với các phương pháp trên.
Với những vùng da bệnh, bệnh nhân có thể được cấy ghép các tế bào sắc tố, giúp nó có màu sắc như vùng da bình thường. Từ đó tính thẩm mỹ được cải thiện rõ rệt.
Tóm lại, bệnh bạch biến là căn bệnh lành tính nhưng nó gây ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của người bệnh, làm họ tự ti trước đám đông. Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ gặp phải căn bệnh này do hệ miễn dịch bị biến đổi.
Trên thực tế, biến chứng mà bệnh tiểu đường gây ra đã bắt đầu có từ rất sớm. Nguyên nhân ở đây là lượng đường trong máu cao, làm ảnh hưởng đến mạch máu cũng như thần kinh trong cơ thể.
Nếu không kiểm soát tốt được lượng đường trong máu này thì có thể khiến các biến chứng ngày càng tiến triển mang lại nhiều tác động xấu như suy thận, nhồi máu cơ tim, lở loét chân… Chính vì thế việc bổ sung các dưỡng chất giúp hạn chế biến chứng đái tháo đường là việc cần thiết đối với người bệnh.
Diatarin là một sản phẩm được ứng dụng công nghệ cao giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường hiệu quả. Đây là những công sức của các nhà khoa học của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam, Khoa Y Dược của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội.
Thành phần chính của Diatarin là GA gồm Berberin và Curcumin gắn vào Acid Glycyrrhizic hướng đích tới gan. Được bào chế từ công nghệ nano có kích thước hạt từ 50-70nm.
Tác dụng của Diatarin được nhiều nhà khoa học đánh giá hơn rất nhiều so với những thuốc điều trị phổ biến thông thường. Với công dụng giúp giảm đường huyết nhưng không làm hạ quá mức, sản phẩm Diatarin giúp đường huyết của bệnh nhân được đưa về mức cân bằng như bình thường. Từ đó hạn chế hết mức những biên chứng mà bệnh tiểu đường có thể gây ra.
Xem thêm: Hạ đường huyết là gì? Cách phòng tránh và xử trí hiệu quả